Tăng vận tải công cộng, hạn chế phương tiện cá nhân

Nhiều quốc gia trên thế giới đang xây dựng các dự án và chính sách để hạn chế phương tiện cá nhân, phát triển giao thông công cộng.
Nhiều quốc gia trên thế giới đang xây dựng các dự án và chính sách để hạn chếphương tiện cá nhân, phát triển giao thông công cộng nhằm tiết kiệm nhiên liệunhư đầu tư vào cơ sở hạ tầng đối với vận tải khối lượng lớn đặc biệt là vận tảibằng hệ thống xe buýt nhanh (BRT).

Trong 10 năm qua hệ thống vận tải BRT đã được xây dựng ở Hà Nội, Bắc Kinh,Côn Minh, Vân Nam và ở một số thành phố khác. Một hệ thống BRT bao gồm các xebuýt có sức chở lớn chạy ở các làn dành cho xe buýt, có nhiều trạm dừng để hànhkhách dễ tiếp cận dịch vụ và thường cung cấp vé điện tử bằng thanh toán trảtrước.

Việc lồng ghép hệ thống BRT vào giao thông đô thị được thực hiện bởi các biệnpháp cải thiện luồng giao thông bao gồm đèn giao thông ưu tiên cho xe buýt, xóabỏ rẽ trái, tiếp tục cho phép rẽ phải và cải thiện biển báo như làm mới các độixe (ôtô buýt, xe chở khách loại nhỏ, xe tuk-tuk) để đạt các tiêu chuẩn khí thảiđịa phương, vận hành bằng nhiên liệu sạch và tiết kiệm nhiên liệu cao.

Đầu tư vào việc cải thiện các điều kiện đô thị đối với phương tiện vận tảikhông có động cơ như là đường dành cho hành khách bộ hành và các làn đường dànhcho người đi xe đạp; ứng dụng Hệ thống Giao thông Thông minh ITS (Hệ thống ITSkết hợp với mô hình hệ thống máy tính, kiểm soát trung tâm và hệ thống giám sáttiên tiến để phát hiện và tránh ách tắc giao thông ở nút giao thông, thông quaviệc chia tuyến đường và chủ động kiểm soát biển báo và tín hiệu giao thông)giúp cho việc đạt hiệu suất cao hơn trong vận tải đặc biệt là làm giảm tắc ngẽngiao thông.

Các chính sách quản lý các phương tiện giao thông theo luật pháp như là phíđỗ xe cao ở những nơi tập trung nhiều phương tiện, hạn chế về chỗ đỗ xe hoặc phícho các phương tiện tới khu đô thị và các tuyến đường ưu tiên hoặc phương tiệntiết kiệm năng lượng.

Các chiến lược về thuế và tài chính được thiết kế để tác động đến hành vi muasắm phương tiện như thuế tiêu thụ nội địa hoặc thuế nhập khẩu theo kích cỡ độngcơ và trọng lượng phương tiện; chương trình dán nhãn và các tiêu chuẩn tiết kiệmnhiên liệu đối với phương tiện hai bánh và bốn bánh bao gồm các tiêu chuẩn tiếtkiệm nhiên liệu tối thiểu.

Cấm triệt để một số loại phương tiện hiệu suất thấp hoặc phát thải khí thảicao như phương tiện có động cơ hai kỳ (xe tuk-tuk, xe hai bánh có mui, xe máy cóđộng cơ dưới 50cc); các chế độ kiểm định chỉ tiêu tiết kiệm nhiên liệu và khíthải đối với phương tiện cá nhân.

Dỡ bỏ trợ cấp nhiên liệu đối với phương tiện cá nhân và đánh thuế đối với cácloại thuế nhiên liệu dùng trong vận tải; nghiên cứu và các chính sách, chế độkhuyến khích thương mại hóa các phương tiện sử dụng nhiên liệu thay thế sạch baogồm: phương tiện sử dụng nhiên liệu sinh học, CNG, điện và xăng (phương tiện laichạy cả bằng điện và xăng-xe hybrid)./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Một trường hợp vi phạm lỗi không chấp hành đèn tín hiệu giao thông bị lực lượng cán bộ, chiến sỹ đội CSGT số 7 dừng xe, kiểm tra và xử lý. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)

Nghị định 168 - Chỉ bàn tiến, không bàn lùi!

Tính từ ngày 1/1 (thời điểm Nghị định 168/2024/NĐ-CP có hiệu lực) đến ngày 15/1/2025, số vụ tai nạn giao thông giảm cả về 3 tiêu chí so với cùng kỳ và thời gian trước liền kề.

Công nhân gắn đèn tín hiệu cho phép rẽ phải khi đèn đỏ tại một số nút giao. (Ảnh: Tiến Lực/TTXVN)

Ùn tắc giao thông căng thẳng, kéo dài nhiều giờ tại TP Hồ Chí Minh

Nghị định 168 của Chính phủ có hiệu lực với mức xử phạt cao nên người dân tuân thủ hơn, nhất là hạn chế rẽ phải khi đèn đỏ. Với mật độ xe rất lớn, các tuyến đường khu trung tâm TP Hồ Chí Minh đa phần nút giao lại gần nhau dẫn đến tình trạng dừng chờ kéo dài.