Thực hiện Nghị quyết số 88/NQ-CP của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; chỉ đạo của Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia, Bộ Công an, Bộ Giao thông Vận tải; Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội và Tổng cục Đường bộ Việt Nam phối hợp tăng cường quản lý và kiểm soát, xử lý vi phạm đối với xe chở khách trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Nhâm Thìn 2012, bắt đầu từ ngày 20/12/2011 đến ngày 28/2/2012.
Theo kế hoạch, Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội chỉ đạo toàn lực lượng tăng cường tuần tra kiểm soát, xử lý xe ôtô chở khách dừng, đỗ, đón trả khách không đúng nơi quy định; giải quyết tình trạng “cơm tù”, “xe dù, bến cóc”; chèn ép, “bán khách.”
Cục Cảnh sát giao thông Đường bộ-Đường sắt tăng cường lực lượng, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương tuần tra kiểm soát trên tuyến quốc lộ 1 từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh; Tập trung kiểm soát, xử lý vi phạm tại các địa phương có nhiều đầu mối giao thông quan trọng, nhiều khu công nghiệp, khu kinh tế tập trung, lượng hành khách đông như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Quảng Ngãi…
Lực lượng Cảnh sát giao thông Công an các địa phương tổ chức tuần tra, kiểm soát 24/24h để kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm xe ô tô chở người; xe mô tô, xe gắn máy hai bánh chạy quá tốc độ quy định; đi xe không đúng phần đường, làn đường; chở người, chở hàng quá tải; tránh, vượt, đón trả khách không đúng nơi quy định, không có sổ nhật trình chạy xe; sử dụng rượu bia và chất kích thích.
Tổng cục cũng c hỉ đạo lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội phối hợp với các đơn vị thuộc ngành giao thông tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý vận tải và kiểm tra, kiểm soát xử lý vi phạm, kiên quyết không cho xuất bến đối với ô tô chở khách không đảm bảo các quy định trật tự an toàn giao thông liên quan đến phương tiện, người điều khiển phương tiện và thể lệ vận tải.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn các Sở Giao thông vận tải thành lập các Ban chỉ đạo đảm bảo an toàn giao thông tại địa phương; bố trí sắp xếp đủ các phương tiện vận tải khách, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân tại các bến xe; đảm bảo trật tự, an toàn; thông báo cho Cảnh sát giao thông biết các bến xe chuyển tải, số đầu xe có thể huy động để lực lượng kiểm soát phối hợp, kịp thời chuyển tải khách khi có yêu cầu.
Thanh tra giao thông đường bộ bố trí lực lượng tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định và phối hợp với lực lượng công an cơ sở, Cảnh sát trật tự đảm bảo trật tự an toàn, nền nếp tại các bến xe khách và khu vực xung quanh bến xe khách; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm tại bến xe, điểm đón trả khách, các điểm gom khách, bến cóc. Tổng cục chỉ đạo các doanh nghiệp vận tải khách tăng cường biện pháp quản lý, giáo dục đội ngũ lái xe nâng cao đạo đức nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm phục vụ hành khách, tự giác chấp hành các quy định của pháp luật, quy chế hoạt động vận tải hành khách và ký cam kết không vi phạm.
Các lực lượng chức năng khi kiểm soát, phát hiện xe ô tô khách chở quá số người quy định, tiến hành lập biên bản vi phạm; yêu cầu chủ xe, lái xe phải bố trí xe khác để chuyển tải khách hoặc đưa xe về bến xe gần nhất bàn giao cho Ban chỉ đạo địa phương tại bến xe để chuyển tải khách theo quy định; chủ xe, lái xe phải chịu mọi chi phí cho việc chuyển tải khách và tiền vé xe cho khách tiếp tục hành trình còn lại.
Sau khi đã thực hiện việc chuyển tải khách, bảo đảm chở đúng số lượng hành khách theo quy định mới tiếp tục cho xe được lưu hành. Việc bố trí phương tiện chuyển tải khách tại các bến xe là trách nhiệm của Ban chỉ đạo địa phương./.
Theo kế hoạch, Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội chỉ đạo toàn lực lượng tăng cường tuần tra kiểm soát, xử lý xe ôtô chở khách dừng, đỗ, đón trả khách không đúng nơi quy định; giải quyết tình trạng “cơm tù”, “xe dù, bến cóc”; chèn ép, “bán khách.”
Cục Cảnh sát giao thông Đường bộ-Đường sắt tăng cường lực lượng, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương tuần tra kiểm soát trên tuyến quốc lộ 1 từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh; Tập trung kiểm soát, xử lý vi phạm tại các địa phương có nhiều đầu mối giao thông quan trọng, nhiều khu công nghiệp, khu kinh tế tập trung, lượng hành khách đông như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Quảng Ngãi…
Lực lượng Cảnh sát giao thông Công an các địa phương tổ chức tuần tra, kiểm soát 24/24h để kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm xe ô tô chở người; xe mô tô, xe gắn máy hai bánh chạy quá tốc độ quy định; đi xe không đúng phần đường, làn đường; chở người, chở hàng quá tải; tránh, vượt, đón trả khách không đúng nơi quy định, không có sổ nhật trình chạy xe; sử dụng rượu bia và chất kích thích.
Tổng cục cũng c hỉ đạo lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội phối hợp với các đơn vị thuộc ngành giao thông tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý vận tải và kiểm tra, kiểm soát xử lý vi phạm, kiên quyết không cho xuất bến đối với ô tô chở khách không đảm bảo các quy định trật tự an toàn giao thông liên quan đến phương tiện, người điều khiển phương tiện và thể lệ vận tải.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn các Sở Giao thông vận tải thành lập các Ban chỉ đạo đảm bảo an toàn giao thông tại địa phương; bố trí sắp xếp đủ các phương tiện vận tải khách, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân tại các bến xe; đảm bảo trật tự, an toàn; thông báo cho Cảnh sát giao thông biết các bến xe chuyển tải, số đầu xe có thể huy động để lực lượng kiểm soát phối hợp, kịp thời chuyển tải khách khi có yêu cầu.
Thanh tra giao thông đường bộ bố trí lực lượng tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định và phối hợp với lực lượng công an cơ sở, Cảnh sát trật tự đảm bảo trật tự an toàn, nền nếp tại các bến xe khách và khu vực xung quanh bến xe khách; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm tại bến xe, điểm đón trả khách, các điểm gom khách, bến cóc. Tổng cục chỉ đạo các doanh nghiệp vận tải khách tăng cường biện pháp quản lý, giáo dục đội ngũ lái xe nâng cao đạo đức nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm phục vụ hành khách, tự giác chấp hành các quy định của pháp luật, quy chế hoạt động vận tải hành khách và ký cam kết không vi phạm.
Các lực lượng chức năng khi kiểm soát, phát hiện xe ô tô khách chở quá số người quy định, tiến hành lập biên bản vi phạm; yêu cầu chủ xe, lái xe phải bố trí xe khác để chuyển tải khách hoặc đưa xe về bến xe gần nhất bàn giao cho Ban chỉ đạo địa phương tại bến xe để chuyển tải khách theo quy định; chủ xe, lái xe phải chịu mọi chi phí cho việc chuyển tải khách và tiền vé xe cho khách tiếp tục hành trình còn lại.
Sau khi đã thực hiện việc chuyển tải khách, bảo đảm chở đúng số lượng hành khách theo quy định mới tiếp tục cho xe được lưu hành. Việc bố trí phương tiện chuyển tải khách tại các bến xe là trách nhiệm của Ban chỉ đạo địa phương./.
N.Diệp (TTXVN/Vietnam+)