Sáng 13/6, tiếp tục trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đã làm rõ các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản, thúc đẩy tiêu thụ, hiện đại hóa nông nghiệp; xây dựng thương hiệu quốc gia; xây dựng chương trình nông thôn mới…
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã giải trình thêm những vấn đề liên quan.
Nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản
Trả lời câu hỏi của đại biểu Trương Minh Hoàng (Cà Mau) về giải pháp nâng cao sức cạnh tranh cho nông sản hàng hóa chủ lực, góp phần tăng giá trị để người dân có thể làm giàu từ nông nghiệp, Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định: Nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản là mục tiêu quan trọng của quá trình hiện đại hóa nông nghiệp.
Các giải pháp đặt ra là tiếp tục điều chỉnh cơ cấu sản xuất, tập trung vào các mặt hàng là thế mạnh; tiếp sức cho nông dân bằng việc tăng cường nghiên cứu, chuyển giao khoa học kỹ thuật. Đồng thời, xây dựng cơ sở hạ tầng và dịch vụ đồng bộ; khuyến khích phát triển bảo quản chế biến bằng công nghệ hiện đại; tổ chức lại sản xuất, hình thành các chuỗi kết nối người sản xuất với thị trường.
Liên quan đến việc xây dựng thương hiệu quốc gia, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang nỗ lực chỉ đạo các Viện nghiên cứu chọn, đưa ra những giống đảm bảo chất lượng cao, ổn định, phối hợp với các địa phương hướng dẫn, tổ chức nông dân sản xuất hàng loạt để doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu chất lượng cao, ổn định.
Chưa thật yên tâm với các giải pháp trên, đại biểu Nguyễn Thái Học (Phú Yên) tiếp tục chất vấn: Vấn đề mấu chốt đặt ra là cứ đến mùa thu hoạch, người dân được mùa nhưng phải chịu thiệt do bị thương lái ép giá ? Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, đang cùng các bộ, ngành thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tìm giải pháp trước mắt và lâu dài. Trước hết là hướng dẫn nông dân tập trung sản xuất cây trồng, vật nuôi có thị trường với năng suất cao, giá thành giảm hơn, tốt hơn, rẻ hơn đối thủ cạnh tranh, đảm bảo sản phẩm làm ra không bị ế. Mặt khác, để người nông dân không bị ép giá, cách tốt nhất là tạo môi trường cạnh tranh, không để tổ chức hoặc nhóm đơn vị có ưu thế trên thị trường ép giá nông dân, khống chế giá thị trường. Mặt khác, khuyến khích nông dân hình thành các hợp tác xã, chuỗi sản xuất, trên cơ sở đó tạo vị thế mạnh hơn trên thị trường.
Đồng tình với đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang): tạm trữ chỉ là giải pháp tình thế, chưa phải là biện pháp căn cơ, giải quyết mọi vấn đề của ngành lúa gạo, Bộ trưởng cho rằng đã đến lúc cần có sự chuyển biến căn bản. Mặc dù có chủ trương giữ 3,8 triệu ha đất lúa nhưng cơ cấu cây trồng trên diện tích đó phải được điều chỉnh phù hợp, không nhất thiết phải trồng lúa mà có thể trồng cây khác có thị trường, đem lại thu nhập cao hơn.
Những diện tích trồng lúa cần được quy hoạch, hướng dẫn, hỗ trợ nông dân sản xuất với những giống chất lượng cao hơn, quy trình tiến bộ, đảm bảo năng suất cao, giá thành thấp hơn. Đồng thời, tiếp tục hỗ trợ phát triển về công nghệ bảo quản, công nghệ chế biến, tăng cường năng lực thị trường để có thể bán sản phẩm vào thị trường thế giới với giá cao và ổn định hơn. Chỉ khi đó, người nông dân mới được hưởng lợi ích cao hơn từ nông nghiệp - Bộ trưởng nhấn mạnh.
Phát huy hơn nữa hiệu quả các chính sách hỗ trợ
Về các chính sách hỗ trợ tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, năm 2012 và những tháng đầu năm 2013, tín dụng cho nông dân, nông nghiệp, nông thôn đã liên tục tăng với tốc độ cao hơn mức tăng bình quân của nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng cũng chỉ đạo có những gói tín dụng ưu tiên hỗ trợ tiêu thụ lúa gạo, cá tra, tôm và các sản phẩm chăn nuôi. Riêng về hỗ trợ phát triển mô hình cánh đồng mẫu lớn, Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ các chính sách khuyến khích doanh nghiệp tiêu thụ nông sản do nông dân làm ra từ mô hình cánh đồng này để giải quyết điểm mấu chốt khó khăn.
Tham gia giải trình thêm, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết: Trong giai đoạn đất nước gặp nhiều khó khăn, thực hiện chủ trương của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, hệ thống ngân hàng đã ưu tiên nguồn vốn để nông nghiệp, nông thôn có bước phát triển ổn định, vững chắc. Từ năm 2008 đến nay, hàng năm, tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn tăng trung bình khoảng 20%/năm. Riêng 5 năm vừa qua, đặc biệt là từ năm 2010, tín dụng trong nông nghiệp, nông thôn tăng nhanh chóng, gấp 2 lần. Đến ngày 31/12/2012, dư nợ tín dụng lĩnh vực này là 561.533 tỷ đồng.
Nêu một số gói tín dụng hiện nay đang áp dụng ưu tiên cho phát triển nông nghiệp, Thống đốc Nguyễn Văn Bình khẳng định ngành ngân hàng đã dành nguồn tín dụng lớn cho phát triển nông nghiệp và nông thôn và trên thực tế đã đạt một số kết quả; trên cơ sở những chương trình cụ thể đáp ứng đủ nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương sẽ phối hợp chặt chẽ hơn nữa để chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn và các chính sách đối với nông dân phát huy hiệu quả hơn nữa.
Tăng cường hỗ trợ trực tiếp chương trình xây dựng nông thôn mới
Trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Văn Rinh (Hải Dương), Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định: Xây dựng nông thôn mới là chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân đồng thời cũng là nhiệm vụ khó khăn, lâu dài. Thực tiễn hơn 3 năm thực hiện ở các xã điểm cũng như ở nhiều địa phương cho thấy, chủ trương này có thể thực hiện được hiệu quả nếu nhận thức đúng, quyết tâm cao và cách làm đúng.
Bộ trưởng cho biết, nhiệm vụ đặt ra là tới 2015 có 20% xã đạt các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới (tức là 1815 xã). Tuy nhiên không chỉ các xã này mà tất cả các xã cũng phải có một số tiêu chí đạt ở mức cao hơn. Đến hết năm 2012 đã có gần 215 xã đạt 19 tiêu chí, bình quân toàn quốc đạt 6,41 tiêu chí, tăng 1,13 tiêu chí so với năm 2011. Để thúc đẩy chương trình xây dựng nông thôn mới, cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền vận động nhân dân; hoàn thành quy hoạch lập đề án xây dựng nông thôn mới; lồng ghép các nguồn lực để hỗ trợ thực hiện các nội dung ưu tiên như phát triển sản xuất, thực hiện các tiêu chí không phải về cơ sở hạ tầng…Bộ trưởng nhấn mạnh: Nhà nước cần tiếp tục tăng cường hỗ trợ trực tiếp cho chương trình”.
Theo đại biểu Trần Văn Minh (Quảng Ninh), trong Chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều ngành, địa phương chú trọng thực hiện chỉ tiêu xây dựng hạ tầng mà chưa chú trọng đúng mức giúp người dân thay đổi phương thức, tập quán canh tác, ứng dụng khoa học kỹ thuật. Đại biểu cho rằng đây mới là vấn đề bản chất giúp nông dân xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới thành công.
Thừa nhận tình trạng trên, Bộ trưởng cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề nghị các địa phương khẩn trương thực hiện xây dựng quy hoạch về sản xuất của từng xã với tinh thần mỗi xã rà soát để lựa chọn 1-3 sản phẩm chủ lực, là lợi thế của địa phương có năng suất cao hơn, giá rẻ hơn so với địa phương khác, có thị trường tiêu thụ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật. Từ đó, tập trung các nguồn lực để sản xuất các sản phẩm đã lựa chọn.
Đại biểu Phạm Xuân Thường (Thái Bình) nêu vấn đề: Theo dự thảo Luật đất đai 2003 sửa đổi, thời hạn giao đất sản xuất nông nghiệp không chỉ là 20 năm mà trên 50 năm và hạn sử dụng có thể kéo dài thêm 50 năm nữa. Như vậy sẽ có nhiều triệu nông dân sinh sau năm 1993 trong vòng 100 năm tới phải tiếp tục đi thuê đất của người khác để sản xuất nhằm đảm bảo cuộc sống và thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước và xã hội. Đại biểu cho rằng, đây là vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội rất lớn, tác động đến nhiều người dân.
Giải trình về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang cho rằng cần xuất phát từ Nghị quyết 19 Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 6 ( khóa XI) về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai. Theo đó, Trung ương tiếp tục khẳng định không đặt vấn đề điều chỉnh lại đất nông nghiệp đã giao cho hộ gia đình và cá nhân.
Thực hiện chủ trương này, dự thảo Luật Đất đai 2003 (sửa đổi) đề xuất tăng thời hạn sử dụng đất nông nghiệp lên 50 năm để đảm bảo cho người được giao đất yên tâm sản xuất, tránh những thủ tục không cần thiết khi hết thời hạn sử dụng đất, đồng thời bảo đảm quyền chủ sở hữu của Nhà nước.
Theo dự kiến sửa đối, đối với người đã chết, không có nhu cầu sử dụng đất sẽ thực hiện chuyển đổi quyền sử dụng đất hoặc thực hiện thừa kế, tặng cho đối với những người sinh sau năm 1993 theo quy định của pháp luật về đất đai. Thời gian qua, một số địa phương có biện pháp điều chỉnh lại đất nông nghiệp trong nội bộ địa bàn dân cư thông qua sự đồng thuận trong địa bàn dân cư như: Thực hiện dồn điền đổi thửa, thu hồi đất nông nghiệp đối với một số trường hợp do không có nhu cầu sử dụng, hộ gia đình chuyển đổi nghề chuyển nhượng đất nông nghiệp cho hộ chưa có đất hoặc có nhu cầu sử dụng đất nhiều hơn.
Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang cho rằng, về lâu dài, sau năm 2020, khi đất nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp, lao động nông nghiệp sẽ chuyển dịch sang lao động công nghiệp và các hoạt động dịch vụ khác. Khi đó, lao động nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 30-35% nên áp lực về sử dụng đất nông nghiệp sẽ giảm xuống, vấn đề tạo quỹ đất cho lao động mới hình thành không trở thành nhu cầu bức bách như sẽ hiện nay.
Kết luận, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng Bộ trưởng Cao Đức Phát đã trả lời cụ thể, thấu đáo, làm rõ thêm tình hình và nếu làm tốt các giải pháp đã đề ra, sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, đời sống nông dân và phát triển nông thôn trong thời gian tới.
Nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa chiến lược hết sức quan trọng của nông nghiệp, nông dân và nông thôn, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ: “Từ nay đến 2015, phải tạo chuyển biến tích cực hơn nữa trên mặt trận này, thiết thực nâng cao đời sống người dân, giảm nghèo. Từ 2016-2020, xây dựng ngành Nông nghiệp hiện đại trong điều kiện của một đất nước đã cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đây là đòi hỏi của đồng bào cử tri cả nước.”
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: Tới đây, ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần làm tốt công tác quy hoạch; xây dựng các mô hình sản xuất phù hợp với thực tiễn, nắm bắt khoa học, kinh nghiệm quốc tế; công nghiệp hóa phương thức sản xuất, đưa khoa học công nghệ vào nông nghiệp. Đồng thời, ngành quan tâm giải quyết các vấn đề liên quan từ cây, con giống, sản xuất, dự trữ, lưu thông một cách tích cực, chủ động hơn; có quy trình quản lý sản xuất, kinh doanh và lưu thông, phân phối một cách chặt chẽ, nâng cao chất lượng, hiệu quả, tránh thiệt hại cho người sản xuất cũng như người tiêu dùng. Bên cạnh đó, phát huy những sản phẩm ưu thế, xây dựng thương hiệu; rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Mặt khác, Chủ tịch Quốc hội lưu ý, cần kiên quyết chống tình trạng phá rừng, lâm tặc, cháy rừng; tăng cường bảo vệ rừng và trồng rừng; quy hoạch thủy điện, có chính sách đặc thù cho người dân vùng thủy điện; hoàn thành quy hoạch phát triển đất nông, lâm trường, chính sách di dân, tái định cư. Cùng đó, sớm sơ kết, đánh giá để đẩy nhanh, mạnh chương trình xây dựng nông thôn mới, tập trung chăm lo, vận động phong trào, tập trung vào các tiêu chí quan trọng nhất để nông thôn, nông nghiệp ngày càng phát triển mạnh, đảm bảo đời sống của nông dân./.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã giải trình thêm những vấn đề liên quan.
Nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản
Trả lời câu hỏi của đại biểu Trương Minh Hoàng (Cà Mau) về giải pháp nâng cao sức cạnh tranh cho nông sản hàng hóa chủ lực, góp phần tăng giá trị để người dân có thể làm giàu từ nông nghiệp, Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định: Nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản là mục tiêu quan trọng của quá trình hiện đại hóa nông nghiệp.
Các giải pháp đặt ra là tiếp tục điều chỉnh cơ cấu sản xuất, tập trung vào các mặt hàng là thế mạnh; tiếp sức cho nông dân bằng việc tăng cường nghiên cứu, chuyển giao khoa học kỹ thuật. Đồng thời, xây dựng cơ sở hạ tầng và dịch vụ đồng bộ; khuyến khích phát triển bảo quản chế biến bằng công nghệ hiện đại; tổ chức lại sản xuất, hình thành các chuỗi kết nối người sản xuất với thị trường.
Liên quan đến việc xây dựng thương hiệu quốc gia, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang nỗ lực chỉ đạo các Viện nghiên cứu chọn, đưa ra những giống đảm bảo chất lượng cao, ổn định, phối hợp với các địa phương hướng dẫn, tổ chức nông dân sản xuất hàng loạt để doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu chất lượng cao, ổn định.
Chưa thật yên tâm với các giải pháp trên, đại biểu Nguyễn Thái Học (Phú Yên) tiếp tục chất vấn: Vấn đề mấu chốt đặt ra là cứ đến mùa thu hoạch, người dân được mùa nhưng phải chịu thiệt do bị thương lái ép giá ? Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, đang cùng các bộ, ngành thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tìm giải pháp trước mắt và lâu dài. Trước hết là hướng dẫn nông dân tập trung sản xuất cây trồng, vật nuôi có thị trường với năng suất cao, giá thành giảm hơn, tốt hơn, rẻ hơn đối thủ cạnh tranh, đảm bảo sản phẩm làm ra không bị ế. Mặt khác, để người nông dân không bị ép giá, cách tốt nhất là tạo môi trường cạnh tranh, không để tổ chức hoặc nhóm đơn vị có ưu thế trên thị trường ép giá nông dân, khống chế giá thị trường. Mặt khác, khuyến khích nông dân hình thành các hợp tác xã, chuỗi sản xuất, trên cơ sở đó tạo vị thế mạnh hơn trên thị trường.
Đồng tình với đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang): tạm trữ chỉ là giải pháp tình thế, chưa phải là biện pháp căn cơ, giải quyết mọi vấn đề của ngành lúa gạo, Bộ trưởng cho rằng đã đến lúc cần có sự chuyển biến căn bản. Mặc dù có chủ trương giữ 3,8 triệu ha đất lúa nhưng cơ cấu cây trồng trên diện tích đó phải được điều chỉnh phù hợp, không nhất thiết phải trồng lúa mà có thể trồng cây khác có thị trường, đem lại thu nhập cao hơn.
Những diện tích trồng lúa cần được quy hoạch, hướng dẫn, hỗ trợ nông dân sản xuất với những giống chất lượng cao hơn, quy trình tiến bộ, đảm bảo năng suất cao, giá thành thấp hơn. Đồng thời, tiếp tục hỗ trợ phát triển về công nghệ bảo quản, công nghệ chế biến, tăng cường năng lực thị trường để có thể bán sản phẩm vào thị trường thế giới với giá cao và ổn định hơn. Chỉ khi đó, người nông dân mới được hưởng lợi ích cao hơn từ nông nghiệp - Bộ trưởng nhấn mạnh.
Phát huy hơn nữa hiệu quả các chính sách hỗ trợ
Về các chính sách hỗ trợ tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, năm 2012 và những tháng đầu năm 2013, tín dụng cho nông dân, nông nghiệp, nông thôn đã liên tục tăng với tốc độ cao hơn mức tăng bình quân của nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng cũng chỉ đạo có những gói tín dụng ưu tiên hỗ trợ tiêu thụ lúa gạo, cá tra, tôm và các sản phẩm chăn nuôi. Riêng về hỗ trợ phát triển mô hình cánh đồng mẫu lớn, Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ các chính sách khuyến khích doanh nghiệp tiêu thụ nông sản do nông dân làm ra từ mô hình cánh đồng này để giải quyết điểm mấu chốt khó khăn.
Tham gia giải trình thêm, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết: Trong giai đoạn đất nước gặp nhiều khó khăn, thực hiện chủ trương của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, hệ thống ngân hàng đã ưu tiên nguồn vốn để nông nghiệp, nông thôn có bước phát triển ổn định, vững chắc. Từ năm 2008 đến nay, hàng năm, tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn tăng trung bình khoảng 20%/năm. Riêng 5 năm vừa qua, đặc biệt là từ năm 2010, tín dụng trong nông nghiệp, nông thôn tăng nhanh chóng, gấp 2 lần. Đến ngày 31/12/2012, dư nợ tín dụng lĩnh vực này là 561.533 tỷ đồng.
Nêu một số gói tín dụng hiện nay đang áp dụng ưu tiên cho phát triển nông nghiệp, Thống đốc Nguyễn Văn Bình khẳng định ngành ngân hàng đã dành nguồn tín dụng lớn cho phát triển nông nghiệp và nông thôn và trên thực tế đã đạt một số kết quả; trên cơ sở những chương trình cụ thể đáp ứng đủ nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương sẽ phối hợp chặt chẽ hơn nữa để chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn và các chính sách đối với nông dân phát huy hiệu quả hơn nữa.
Tăng cường hỗ trợ trực tiếp chương trình xây dựng nông thôn mới
Trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Văn Rinh (Hải Dương), Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định: Xây dựng nông thôn mới là chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân đồng thời cũng là nhiệm vụ khó khăn, lâu dài. Thực tiễn hơn 3 năm thực hiện ở các xã điểm cũng như ở nhiều địa phương cho thấy, chủ trương này có thể thực hiện được hiệu quả nếu nhận thức đúng, quyết tâm cao và cách làm đúng.
Bộ trưởng cho biết, nhiệm vụ đặt ra là tới 2015 có 20% xã đạt các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới (tức là 1815 xã). Tuy nhiên không chỉ các xã này mà tất cả các xã cũng phải có một số tiêu chí đạt ở mức cao hơn. Đến hết năm 2012 đã có gần 215 xã đạt 19 tiêu chí, bình quân toàn quốc đạt 6,41 tiêu chí, tăng 1,13 tiêu chí so với năm 2011. Để thúc đẩy chương trình xây dựng nông thôn mới, cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền vận động nhân dân; hoàn thành quy hoạch lập đề án xây dựng nông thôn mới; lồng ghép các nguồn lực để hỗ trợ thực hiện các nội dung ưu tiên như phát triển sản xuất, thực hiện các tiêu chí không phải về cơ sở hạ tầng…Bộ trưởng nhấn mạnh: Nhà nước cần tiếp tục tăng cường hỗ trợ trực tiếp cho chương trình”.
Theo đại biểu Trần Văn Minh (Quảng Ninh), trong Chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều ngành, địa phương chú trọng thực hiện chỉ tiêu xây dựng hạ tầng mà chưa chú trọng đúng mức giúp người dân thay đổi phương thức, tập quán canh tác, ứng dụng khoa học kỹ thuật. Đại biểu cho rằng đây mới là vấn đề bản chất giúp nông dân xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới thành công.
Thừa nhận tình trạng trên, Bộ trưởng cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề nghị các địa phương khẩn trương thực hiện xây dựng quy hoạch về sản xuất của từng xã với tinh thần mỗi xã rà soát để lựa chọn 1-3 sản phẩm chủ lực, là lợi thế của địa phương có năng suất cao hơn, giá rẻ hơn so với địa phương khác, có thị trường tiêu thụ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật. Từ đó, tập trung các nguồn lực để sản xuất các sản phẩm đã lựa chọn.
Đại biểu Phạm Xuân Thường (Thái Bình) nêu vấn đề: Theo dự thảo Luật đất đai 2003 sửa đổi, thời hạn giao đất sản xuất nông nghiệp không chỉ là 20 năm mà trên 50 năm và hạn sử dụng có thể kéo dài thêm 50 năm nữa. Như vậy sẽ có nhiều triệu nông dân sinh sau năm 1993 trong vòng 100 năm tới phải tiếp tục đi thuê đất của người khác để sản xuất nhằm đảm bảo cuộc sống và thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước và xã hội. Đại biểu cho rằng, đây là vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội rất lớn, tác động đến nhiều người dân.
Giải trình về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang cho rằng cần xuất phát từ Nghị quyết 19 Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 6 ( khóa XI) về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai. Theo đó, Trung ương tiếp tục khẳng định không đặt vấn đề điều chỉnh lại đất nông nghiệp đã giao cho hộ gia đình và cá nhân.
Thực hiện chủ trương này, dự thảo Luật Đất đai 2003 (sửa đổi) đề xuất tăng thời hạn sử dụng đất nông nghiệp lên 50 năm để đảm bảo cho người được giao đất yên tâm sản xuất, tránh những thủ tục không cần thiết khi hết thời hạn sử dụng đất, đồng thời bảo đảm quyền chủ sở hữu của Nhà nước.
Theo dự kiến sửa đối, đối với người đã chết, không có nhu cầu sử dụng đất sẽ thực hiện chuyển đổi quyền sử dụng đất hoặc thực hiện thừa kế, tặng cho đối với những người sinh sau năm 1993 theo quy định của pháp luật về đất đai. Thời gian qua, một số địa phương có biện pháp điều chỉnh lại đất nông nghiệp trong nội bộ địa bàn dân cư thông qua sự đồng thuận trong địa bàn dân cư như: Thực hiện dồn điền đổi thửa, thu hồi đất nông nghiệp đối với một số trường hợp do không có nhu cầu sử dụng, hộ gia đình chuyển đổi nghề chuyển nhượng đất nông nghiệp cho hộ chưa có đất hoặc có nhu cầu sử dụng đất nhiều hơn.
Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang cho rằng, về lâu dài, sau năm 2020, khi đất nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp, lao động nông nghiệp sẽ chuyển dịch sang lao động công nghiệp và các hoạt động dịch vụ khác. Khi đó, lao động nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 30-35% nên áp lực về sử dụng đất nông nghiệp sẽ giảm xuống, vấn đề tạo quỹ đất cho lao động mới hình thành không trở thành nhu cầu bức bách như sẽ hiện nay.
Kết luận, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng Bộ trưởng Cao Đức Phát đã trả lời cụ thể, thấu đáo, làm rõ thêm tình hình và nếu làm tốt các giải pháp đã đề ra, sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, đời sống nông dân và phát triển nông thôn trong thời gian tới.
Nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa chiến lược hết sức quan trọng của nông nghiệp, nông dân và nông thôn, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ: “Từ nay đến 2015, phải tạo chuyển biến tích cực hơn nữa trên mặt trận này, thiết thực nâng cao đời sống người dân, giảm nghèo. Từ 2016-2020, xây dựng ngành Nông nghiệp hiện đại trong điều kiện của một đất nước đã cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đây là đòi hỏi của đồng bào cử tri cả nước.”
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: Tới đây, ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần làm tốt công tác quy hoạch; xây dựng các mô hình sản xuất phù hợp với thực tiễn, nắm bắt khoa học, kinh nghiệm quốc tế; công nghiệp hóa phương thức sản xuất, đưa khoa học công nghệ vào nông nghiệp. Đồng thời, ngành quan tâm giải quyết các vấn đề liên quan từ cây, con giống, sản xuất, dự trữ, lưu thông một cách tích cực, chủ động hơn; có quy trình quản lý sản xuất, kinh doanh và lưu thông, phân phối một cách chặt chẽ, nâng cao chất lượng, hiệu quả, tránh thiệt hại cho người sản xuất cũng như người tiêu dùng. Bên cạnh đó, phát huy những sản phẩm ưu thế, xây dựng thương hiệu; rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Mặt khác, Chủ tịch Quốc hội lưu ý, cần kiên quyết chống tình trạng phá rừng, lâm tặc, cháy rừng; tăng cường bảo vệ rừng và trồng rừng; quy hoạch thủy điện, có chính sách đặc thù cho người dân vùng thủy điện; hoàn thành quy hoạch phát triển đất nông, lâm trường, chính sách di dân, tái định cư. Cùng đó, sớm sơ kết, đánh giá để đẩy nhanh, mạnh chương trình xây dựng nông thôn mới, tập trung chăm lo, vận động phong trào, tập trung vào các tiêu chí quan trọng nhất để nông thôn, nông nghiệp ngày càng phát triển mạnh, đảm bảo đời sống của nông dân./.
Hương Thủy-Thanh Hòa (TTXVN)