Dự án Luật Thủ đô được Chính phủ trình Quốc hội khóa 13 tại kỳ họp thứ tư và đã được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại phiên thảo tại hội trường ngày 5/11.
Việc ban hành Luật Thủ đô góp phần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho Thủ đô phát triển đúng tầm vóc trong tương lai.
Bên lề kỳ họp Quốc hội, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã trao đổi với các đại biểu Nguyễn Ngọc Bảo (tỉnh Vĩnh Phúc), Nguyễn Thanh Hải (tỉnh Hòa Bình) về những vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật.
Cần ưu tiên cơ chế, chính sách về tài chính, tạo nguồn lực phát triển Thủ đô
Đánh giá về dự án Luật Thủ đô, đại biểu Nguyễn Ngọc Bảo (Vĩnh Phúc) nhận xét, dự án Luật trình Quốc hội lần này đã có những đề xuất cụ thể hơn so với dự án Luật trình Quốc hội khóa 12.
Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, dự án Luật lần này cũng như dự án Luật đã trình Quốc hội khóa 12, các nội dung chủ yếu mới đề cập tới vấn đề quản lý đô thị, bởi vậy, nội dung dự thảo Luật này là Luật quản lý đô thị phù hợp hơn là Luật Thủ đô.
Theo đại biểu, khi nói về Luật Thủ đô, người ta nói về cả lịch sử-văn hóa, con người, những đặc thù của Thủ đô… nhưng dự án Luật mới dừng lại ở khái niệm về quản lý đô thị, trong đó đề cập tới vấn đề quản lý về đất đai, giao thông vận tải, dân cư, các chính sách về tài chính. Quản lý dân cư là vấn đề phức tạp nhất trong quản lý đô thị hiện nay nhưng Dự án Luật Thủ đô vẫn còn thiếu và chưa có những quy định cụ thể, mặc dù đã có những bước tiến dài so với dự án Luật trình Quốc hội khóa 12.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Bảo cho rằng dự án Luật cần cân nhắc thêm vấn đề thu phí trong lĩnh vực giao thông vận tải. Theo đại biểu, dự án Luật Thủ đô không nên quy định về mức thu phí trong lĩnh vực giao thông vận tải ở nội thành cao hơn.
Đề cập về việc xử phạt vi phạm hành chính ở nội thành được quy định tại Điều 20, đại biểu Ngọc Bảo cho rằng quy định này cần thiết đối với Thủ đô và các thành phố lớn. Bởi theo đại biểu, đi đôi với quản lý cần có những biện pháp xử lý vi phạm hành chính. Đại biểu thống nhất cần nâng mức phạt cao hơn.
Về cơ chế tài chính, đại biểu nhấn mạnh phải có ưu tiên về tài chính để có nguồn lực phát triển Thủ đô. Theo đại biểu, điều quan trọng nhất là vấn đề con người. Khi có đủ cơ chế, có đủ luật nhưng với cách triển khai như hiện nay, rất khó thực hiện.
Cần thể hiện rõ hơn cơ chế đặc thù trong dự án Luật Thủ đô
Chia sẻ quan điểm về dự án Luật Thủ đô, đại biểu Nguyễn Thanh Hải (Hòa Bình) nhấn mạnh mong muốn Luật Thủ đô ra đời, nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho Thủ đô phát triển đúng tầm vóc trong tương lai; tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô.
Đại biểu đánh giá dự án Luật Thủ đô có hai nội dung quy định về quản lý dân cư và cơ chế tài chính là đặc thù, khác biệt so với các thành phố khác. Tuy nhiên, điều đại biểu Thanh Hải quan tâm là với hai cơ chế đặc thù này, chính quyền Hà Nội sẽ vận hành như thế nào, mô hình đô thị sẽ ra sao. Đại biểu cho rằng, những nội dung mang tính đặc thù của Thủ đô so với các thành phố khác cần được thể hiện rõ hơn trong dự án Luật Thủ đô.
Đại biểu Nguyễn Thanh Hải nhận xét, dự án Luật Thủ đô có những quy định cụ thể về quản lý dân cư (Điều 19), tại khoản 4 đã quy định rõ các phương án về việc đăng ký thường trú ở nội thành. Tuy nhiên, theo đại biểu, dự án Luật thiếu nội dung quy định về cơ chế để thu hút người tài đến làm việc ở Hà Nội. Dự án Luật cần có quy định riêng đề cập về chiến lược xây dựng nguồn nhân lực./.
Việc ban hành Luật Thủ đô góp phần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho Thủ đô phát triển đúng tầm vóc trong tương lai.
Bên lề kỳ họp Quốc hội, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã trao đổi với các đại biểu Nguyễn Ngọc Bảo (tỉnh Vĩnh Phúc), Nguyễn Thanh Hải (tỉnh Hòa Bình) về những vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật.
Cần ưu tiên cơ chế, chính sách về tài chính, tạo nguồn lực phát triển Thủ đô
Đánh giá về dự án Luật Thủ đô, đại biểu Nguyễn Ngọc Bảo (Vĩnh Phúc) nhận xét, dự án Luật trình Quốc hội lần này đã có những đề xuất cụ thể hơn so với dự án Luật trình Quốc hội khóa 12.
Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, dự án Luật lần này cũng như dự án Luật đã trình Quốc hội khóa 12, các nội dung chủ yếu mới đề cập tới vấn đề quản lý đô thị, bởi vậy, nội dung dự thảo Luật này là Luật quản lý đô thị phù hợp hơn là Luật Thủ đô.
Theo đại biểu, khi nói về Luật Thủ đô, người ta nói về cả lịch sử-văn hóa, con người, những đặc thù của Thủ đô… nhưng dự án Luật mới dừng lại ở khái niệm về quản lý đô thị, trong đó đề cập tới vấn đề quản lý về đất đai, giao thông vận tải, dân cư, các chính sách về tài chính. Quản lý dân cư là vấn đề phức tạp nhất trong quản lý đô thị hiện nay nhưng Dự án Luật Thủ đô vẫn còn thiếu và chưa có những quy định cụ thể, mặc dù đã có những bước tiến dài so với dự án Luật trình Quốc hội khóa 12.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Bảo cho rằng dự án Luật cần cân nhắc thêm vấn đề thu phí trong lĩnh vực giao thông vận tải. Theo đại biểu, dự án Luật Thủ đô không nên quy định về mức thu phí trong lĩnh vực giao thông vận tải ở nội thành cao hơn.
Đề cập về việc xử phạt vi phạm hành chính ở nội thành được quy định tại Điều 20, đại biểu Ngọc Bảo cho rằng quy định này cần thiết đối với Thủ đô và các thành phố lớn. Bởi theo đại biểu, đi đôi với quản lý cần có những biện pháp xử lý vi phạm hành chính. Đại biểu thống nhất cần nâng mức phạt cao hơn.
Về cơ chế tài chính, đại biểu nhấn mạnh phải có ưu tiên về tài chính để có nguồn lực phát triển Thủ đô. Theo đại biểu, điều quan trọng nhất là vấn đề con người. Khi có đủ cơ chế, có đủ luật nhưng với cách triển khai như hiện nay, rất khó thực hiện.
Cần thể hiện rõ hơn cơ chế đặc thù trong dự án Luật Thủ đô
Chia sẻ quan điểm về dự án Luật Thủ đô, đại biểu Nguyễn Thanh Hải (Hòa Bình) nhấn mạnh mong muốn Luật Thủ đô ra đời, nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho Thủ đô phát triển đúng tầm vóc trong tương lai; tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô.
Đại biểu đánh giá dự án Luật Thủ đô có hai nội dung quy định về quản lý dân cư và cơ chế tài chính là đặc thù, khác biệt so với các thành phố khác. Tuy nhiên, điều đại biểu Thanh Hải quan tâm là với hai cơ chế đặc thù này, chính quyền Hà Nội sẽ vận hành như thế nào, mô hình đô thị sẽ ra sao. Đại biểu cho rằng, những nội dung mang tính đặc thù của Thủ đô so với các thành phố khác cần được thể hiện rõ hơn trong dự án Luật Thủ đô.
Đại biểu Nguyễn Thanh Hải nhận xét, dự án Luật Thủ đô có những quy định cụ thể về quản lý dân cư (Điều 19), tại khoản 4 đã quy định rõ các phương án về việc đăng ký thường trú ở nội thành. Tuy nhiên, theo đại biểu, dự án Luật thiếu nội dung quy định về cơ chế để thu hút người tài đến làm việc ở Hà Nội. Dự án Luật cần có quy định riêng đề cập về chiến lược xây dựng nguồn nhân lực./.
Quỳnh Hoa (TTXVN)