Ngày 19/12, tại Hà Nội, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổ chức Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tổ chức hội thảo "Các giải pháp hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu."
Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp, cho biết hàng năm, trên thế giới có khoảng 11 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong. Đáng chú ý là hơn 2/3 số trẻ em chết dưới 5 tuổi có liên quan tới việc thực hành nuôi dưỡng không đúng cách, trong đó có việc hoàn toàn không cho con bú mẹ 6 tháng đầu sau sinh.
Tại Việt Nam, tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh mới đạt 18%, trong khi đó, nuôi con bằng sữa mẹ là một phương thức lý tưởng nhất để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và kháng thể nhằm đảm bảo cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Vì vậy, việc quan trọng cần làm là để mọi bà mẹ được chăm sóc, đảm bảo sức khỏe và nguồn sữa cho trẻ, giúp các bà mẹ hiểu biết về lợi ích của việc cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu, đặc biệt là tạo điều kiện về thời gian để bà mẹ có thể đủ điều kiện cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
Các đại biểu đã trao đổi và chỉ ra một số rào cản trong việc thực hành nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong vòng 6 tháng sau khi sinh, như chính sách thai sản hiện nay của Việt Nam quy định phụ nữ sinh con chỉ được nghỉ 4 tháng; sức ép công việc và thu nhập của các gia đình; sự thiếu hiểu biết của các bà mẹ; phong tục tập quán, niềm tin của người dân về thức ăn bổ sung cho trẻ.
Bên cạnh đó, một số yếu tố xã hội khác cũng ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ như thiếu sự ủng hộ của cộng đồng xã hội, chưa tạo được phong trào; chưa có mô hình thực sự hiệu quả bền vững, có sức thuyết phục về nuôi con bằng sữa mẹ...
Trước thực trạng trên, đại biểu đến từ các bộ, ngành, địa phương đã đưa ra nhiều khuyến nghị về chính sách để thúc đẩy việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Theo đó, trước hết, cần nâng thời gian nghỉ thai sản cho lao động nữ từ 4 tháng lên 6 tháng và được hưởng 100% lương ngạch bậc, chức vụ và phụ cấp nghề nghiệp (nếu có).
Tuy nhiên, chính sách này chỉ tác động đến tỷ lệ lao động nữ có hợp đồng lao động và tham gia đóng bảo hiểm xã hội (chiếm 20%), còn lại 80% phụ nữ Việt Nam đang làm việc trong khu vực kinh tế cá thể, hộ gia đình, nông nghiệp thì chưa được thụ hưởng thành quả của chính sách này. Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách trợ cấp cho lao động nữ khi mang thai, sinh con (không thuộc các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội) để đảm bảo mọi bà mẹ, trẻ sơ sinh đều được thụ hưởng một cách công bằng hơn đối với các thành quả của phát triển xã hội mang lại./.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp, cho biết hàng năm, trên thế giới có khoảng 11 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong. Đáng chú ý là hơn 2/3 số trẻ em chết dưới 5 tuổi có liên quan tới việc thực hành nuôi dưỡng không đúng cách, trong đó có việc hoàn toàn không cho con bú mẹ 6 tháng đầu sau sinh.
Tại Việt Nam, tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh mới đạt 18%, trong khi đó, nuôi con bằng sữa mẹ là một phương thức lý tưởng nhất để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và kháng thể nhằm đảm bảo cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Vì vậy, việc quan trọng cần làm là để mọi bà mẹ được chăm sóc, đảm bảo sức khỏe và nguồn sữa cho trẻ, giúp các bà mẹ hiểu biết về lợi ích của việc cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu, đặc biệt là tạo điều kiện về thời gian để bà mẹ có thể đủ điều kiện cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
Các đại biểu đã trao đổi và chỉ ra một số rào cản trong việc thực hành nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong vòng 6 tháng sau khi sinh, như chính sách thai sản hiện nay của Việt Nam quy định phụ nữ sinh con chỉ được nghỉ 4 tháng; sức ép công việc và thu nhập của các gia đình; sự thiếu hiểu biết của các bà mẹ; phong tục tập quán, niềm tin của người dân về thức ăn bổ sung cho trẻ.
Bên cạnh đó, một số yếu tố xã hội khác cũng ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ như thiếu sự ủng hộ của cộng đồng xã hội, chưa tạo được phong trào; chưa có mô hình thực sự hiệu quả bền vững, có sức thuyết phục về nuôi con bằng sữa mẹ...
Trước thực trạng trên, đại biểu đến từ các bộ, ngành, địa phương đã đưa ra nhiều khuyến nghị về chính sách để thúc đẩy việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Theo đó, trước hết, cần nâng thời gian nghỉ thai sản cho lao động nữ từ 4 tháng lên 6 tháng và được hưởng 100% lương ngạch bậc, chức vụ và phụ cấp nghề nghiệp (nếu có).
Tuy nhiên, chính sách này chỉ tác động đến tỷ lệ lao động nữ có hợp đồng lao động và tham gia đóng bảo hiểm xã hội (chiếm 20%), còn lại 80% phụ nữ Việt Nam đang làm việc trong khu vực kinh tế cá thể, hộ gia đình, nông nghiệp thì chưa được thụ hưởng thành quả của chính sách này. Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách trợ cấp cho lao động nữ khi mang thai, sinh con (không thuộc các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội) để đảm bảo mọi bà mẹ, trẻ sơ sinh đều được thụ hưởng một cách công bằng hơn đối với các thành quả của phát triển xã hội mang lại./.
Việt Hà (TTXVN/Vietnam+)