Mới đây, các nhà khoa học của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) tại Mỹ đã thành công trong một dự án nghiên cứu sản xuất nhiên liệu từ vi khuẩn đất có tên là Ralstonia eutropha.
Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã tiến hành biến đổi gen của vi khuẩn Ralstonia eutropha có trong đất, để biến CO2 thành isobutanol, một loại cồn có thể pha với hoặc thậm chí thay thế xăng.
MIT kỳ vọng công nghệ mới này có thể giúp giảm bớt sự phụ thuộc của con người vào nhiên liệu hóa thạch và lượng thải CO2 ra môi trường.
Không giống như các nhiên liệu sinh học khác, isobutanol có thể được sử dụng trực tiếp mà không cần qua tinh chế. Các vi khuẩn liên tục sản xuất ra loại cồn này, sau đó nó được đưa vào một môi trường lỏng và lọc ra.
Điều này khác với thí nghiệm do các tổ chức khác tiến hành, trong đó nhiều loại vi khuẩn bị phá hủy để thu được các sản phẩm nhiên liệu sinh học.
Nhóm nghiên cứu của MIT đang tìm cách nâng mức isobutanol mà Ralstonia eutropha có thể tổng hợp và nhân rộng công nghệ ra các lò phản ứng sinh học trên quy mô lớn.
Trên thực tế, MIT không phải là nơi đầu tiên thành công trong lĩnh vực nghiên cứu này. Năm 2009, các nhà khoa học từ UCLA đã thông báo rằng họ đã có thể thu được isobutanol từ Synechoccus elongatus, vi khuẩn hấp thụ khí CO2./.
Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã tiến hành biến đổi gen của vi khuẩn Ralstonia eutropha có trong đất, để biến CO2 thành isobutanol, một loại cồn có thể pha với hoặc thậm chí thay thế xăng.
MIT kỳ vọng công nghệ mới này có thể giúp giảm bớt sự phụ thuộc của con người vào nhiên liệu hóa thạch và lượng thải CO2 ra môi trường.
Không giống như các nhiên liệu sinh học khác, isobutanol có thể được sử dụng trực tiếp mà không cần qua tinh chế. Các vi khuẩn liên tục sản xuất ra loại cồn này, sau đó nó được đưa vào một môi trường lỏng và lọc ra.
Điều này khác với thí nghiệm do các tổ chức khác tiến hành, trong đó nhiều loại vi khuẩn bị phá hủy để thu được các sản phẩm nhiên liệu sinh học.
Nhóm nghiên cứu của MIT đang tìm cách nâng mức isobutanol mà Ralstonia eutropha có thể tổng hợp và nhân rộng công nghệ ra các lò phản ứng sinh học trên quy mô lớn.
Trên thực tế, MIT không phải là nơi đầu tiên thành công trong lĩnh vực nghiên cứu này. Năm 2009, các nhà khoa học từ UCLA đã thông báo rằng họ đã có thể thu được isobutanol từ Synechoccus elongatus, vi khuẩn hấp thụ khí CO2./.
Trà My (TTXVN)