Chính nhờ đó, năm 2003 Vịnh Nha Trang được gia nhập Câu lạc bộcác vịnh đẹp nhất thế giới, tạo đà để ngành du lịch địa phương xây dựngthương hiệu du lịch biển Nha Trang-Khánh Hòa ngày càng mang tính chuyên nghiệp,tạo sức hút đặc biệt với mọi du khách trong và ngoài nước.
Nhờ tính chuyên nghiệp cao, cộng với công tác xúc tiến quảng bá hình ảnh môitrường du lịch văn minh, thân thiện, nhất là công tác bảo vệ môi trường luônđược coi trọng, nên Nha Trang đã trở thành thành phố chuyên tổ chức các sựkiện, nhiều chương trình mang tầm cỡ quốc tế được tổ chức thành công tại đây.
Tiêu biểu như cuộc thi Hoa hậu Trái Đất, Hoa hậu Hoànvũ, Hoa hậu thế giới ngườiViệt; các hội nghị, hội thảo quốc tế, Festival Biển Nha Trang; kết nối con đườngdi sản miền Trung, Tháng Tám Nha Trang điểm hẹn, các cuộc thi du thuyền quốc tế,thể thao trên biển... tạo được những tiếng vang lớn trong quá trình xây dựng vàkhẳng định thương hiệu du lịch Nha Trang-Khánh Hòa.
Sự ra đời của các khu dulịch lớn như Vinpearlland, Diamond Bay, White Sand Dốc Lết, Hòn Tằm... góp phầntôn vinh hình ảnh không thể thiếu trên thị trường du lịch khách nội địa và quốctế.
Mặt khác, được sự hỗ trợ của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên thế giới, khu vực biểnquanh đảo Hòn Mun nằm trong Vịnh Nha Trang đã được chọn làm khu bảo tồn biển đầutiên của Việt Nam vào năm 2000. Mục tiêu của dự án là bảo tồn hệ sinh thái biểnđa dạng và còn nguyên sơ tại khu vực này, đồng thời chú trọng tạo việc làm chocư dân sống quanh đảo và lợi ích của cộng đồng cũng được quan tâm hơn, khẳngđịnh vai trò to lớn của cộng đồng dân cư và các doanh nghiệp trong xây dựng môitrường biển thân thiện và bền vững.
Cùng với đó, Khánh Hòa còn hình thành nên hệ thống công viên cây xanh tạo nênnhững cảnh quan thiên nhiên độc đáo; đi đôi với việc xây dựng đồng bộ hệ thốngcơ sở hạ tầng, xử lý nước thải trên các tuyến đường phố chính; khuyến khích cácdoanh nghiệp có những ý tưởng sáng tạo trong việc đầu tư xây dựng các khu dulịch, sản phẩm, dịch vụ mang tính chất gần gũi với thiên nhiên; yêu cầu ngườidân và các doanh nghiệp sử dụng các chất liệu có trong tự nhiên, hạn chế tối đaviệc khai thác quá mức, hủy hoại đến môi trường sinh thái; tập trung phát triểndu lịch thám hiểm biển, thể thao, giải trí trên biển, du lịch nghỉ dưỡng và dulịch sinh thái biển.
Theo nhận xét của ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Trung tâm thông tin xúc tiến dulịch (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Khánh Hòa), phát triển du lịch ở tỉnh nóiriêng và ở Việt Nam nói chúng vẫn mới chỉ là những tuyến điểm du lịch đơn lẻ,chưa mang tầm vóc thương hiệu quốc gia.
Sự tăng trưởng lượng khách du lịch biểnhầu như phụ thuộc vào việc khai thác, tận dụng những lợi thế sẵn có của tựnhiên, mà chưa có sự tái đầu tư và bảo tồn tài nguyên du lịch biển một cách bàibản. Việc lựa chọn, triển khai các hoạt động xúc tiến du lịch ở nước ngoài cònkhó khăn do bị động, nhân sự mỏng nên gặp nhiều hạn chế.
Ý nghĩa và tư duy xây dựng thương hiệu du lịch biển chưa được các doanh nghiệpdu lịch xác định một cách thấu đáo. Việc khai thác tài nguyên du lịch biển chồngchéo và mâu thuẫn giữa các ngành và lĩnh vực, nên tiềm năng biển, đảo Việt Namkhông phát huy được tối đa cho hoạt động du lịch, sản phẩm du lịch mang tính đặcthù của Việt Nam.
Do đó, Khánh Hòa đã và đang có những định hướng lớn trong công tác quy hoạch dulịch theo hướng phát triển có trọng tâm, trọng điểm, cùng với việc nâng cao chấtlượng và đa dạng hóa sản phẩm để tạo bước đột phá nhằm tạo dựng thương hiệu Dulịch biển Nha Trang-Khánh Hòa, để khai thác, phát triển bền vững và bảo tồn tiềmnăng du lịch đặc sắc ở vùng biển đảo này./.