Tập đoàn bảo hiểm lớn nhất nước Mỹ American International Group Inc (AIG) vừa thông báo đã trả 3,9 tỷ USD cho Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ, sau khi Công ty cho vay tài chính quốc tế (ILFC) - đơn vị cho thuê máy bay của AIG - bán khoản nợ trị giá 4,4 tỷ USD cho các nhà đầu tư.
Cùng với quyết định trả nợ nói trên, AIG còn nhận thêm "tin vui" khi được bãi miễn khỏi phán quyết trả 34,4 triệu USD, trong vụ kiện cáo buộc tập đoàn này lừa gạt chi nhánh AXA SA thực hiện hai hợp đồng tái bảo hiểm.
Tháng 9/2008, AIG đã được Chính phủ Mỹ bơm 182,3 tỷ USD, nhằm tránh cho nhà bảo hiểm khổng lồ này đi đến phá sản. Đổi lại, chính phủ liên bang được quyền kiểm soát gần 80% cổ phần của AIG.
Cùng thời điểm, hãng này cũng nhận được 131,9 tỷ USD từ Cục Dự trữ Liên bang và Bộ Tài chính Mỹ. Để kiếm đủ tiền trả chính phủ, AIG đã phải bán bớt nhiều tài sản và chi nhánh trên khắp thế giới, song đến nay, AIG mới thu được hơn 12 tỷ USD.
Theo nhiều nhà phân tích, ngay từ giai đoạn đầu của khủng hoảng, AIG đã tính đến việc bán ILFC, bởi đây khoản đầu tư ngoài ngành (không thuộc lĩnh vực kinh doanh cốt lõi là bảo hiểm) của AIG. Hơn nữa, bán được ILFC có thể thu giúp hãng thu về vài chục tỷ USD. Hiện, ILFC là một “đại gia” trong lĩnh vực cho thuê máy bay trên thế giới.
Theo số liệu chính thức của Hãng Ascend, ILFC đang sở hữu 1.075 máy bay chở khách các loại, với tổng trị giá trên 40 tỷ USD, chỉ thua kém Công ty GE Capital Aviation Services thuộc Tập đoàn General Electric (với 1.812 chiếc máy bay)./.
Cùng với quyết định trả nợ nói trên, AIG còn nhận thêm "tin vui" khi được bãi miễn khỏi phán quyết trả 34,4 triệu USD, trong vụ kiện cáo buộc tập đoàn này lừa gạt chi nhánh AXA SA thực hiện hai hợp đồng tái bảo hiểm.
Tháng 9/2008, AIG đã được Chính phủ Mỹ bơm 182,3 tỷ USD, nhằm tránh cho nhà bảo hiểm khổng lồ này đi đến phá sản. Đổi lại, chính phủ liên bang được quyền kiểm soát gần 80% cổ phần của AIG.
Cùng thời điểm, hãng này cũng nhận được 131,9 tỷ USD từ Cục Dự trữ Liên bang và Bộ Tài chính Mỹ. Để kiếm đủ tiền trả chính phủ, AIG đã phải bán bớt nhiều tài sản và chi nhánh trên khắp thế giới, song đến nay, AIG mới thu được hơn 12 tỷ USD.
Theo nhiều nhà phân tích, ngay từ giai đoạn đầu của khủng hoảng, AIG đã tính đến việc bán ILFC, bởi đây khoản đầu tư ngoài ngành (không thuộc lĩnh vực kinh doanh cốt lõi là bảo hiểm) của AIG. Hơn nữa, bán được ILFC có thể thu giúp hãng thu về vài chục tỷ USD. Hiện, ILFC là một “đại gia” trong lĩnh vực cho thuê máy bay trên thế giới.
Theo số liệu chính thức của Hãng Ascend, ILFC đang sở hữu 1.075 máy bay chở khách các loại, với tổng trị giá trên 40 tỷ USD, chỉ thua kém Công ty GE Capital Aviation Services thuộc Tập đoàn General Electric (với 1.812 chiếc máy bay)./.
Khắc Hiếu (Vietnam+)