Thông tin từ Bộ Ngoại giao Hàn Quốc ngày 6/4 cho biết tàu chiến của nước này tiếp tục bám đuổi và giữ khoảng cách với tàu chở dầu siêu lớn "Samho Dream" đang bị hải tặc Somalia bắt cóc cách đây hai ngày.
Tin cho biết tàu chở dầu của Hàn Quốc vẫn tiếp tục đi theo một tàu dẫn đường của hải tặc nhằm về hướng "căn cứ địa" của lực lượng này ở cách thủ đô Mogadishu của Somalia khoảng 300km về phía Bắc.
Tàu chở dầu "Samho Dream", có trọng tải 300.000 tấn, thuộc sở hữu của công ty Samho Shipping, bị hải tặc bắt cóc và khống chế từ ngày 4/4.
Vào thời điểm diễn ra cuộc liên lạc cuối cùng, vị trí tàu ở cách Vịnh Aden 1.500km về phía Đông Nam và đang trên hành trình từ Iraq đến Mỹ chở theo một lượng dầu trị giá 170 triệu USD. Trên tàu hiện có 5 thủy thủ người Hàn Quốc và 19 người Philippines.
Chính phủ Hàn Quốc khẳng định rằng tàu "Samho Dream" đã bị bắt cóc và ngay lập tức điều động tàu chiến chống hải tặc đang làm nhiệm vụ ở Vịnh Aden tìm kiếm và thực hiện nhiệm vụ cứu nạn con tàu chở dầu.
Chính phủ Hàn Quốc khẳng định an toàn tính mạng các thủy thủ đoàn là quan tâm số một, song cũng bác bỏ khả năng đàm phán trực tiếp hoặc trả tiền chuộc cho hải tặc.
Tin tức mới nhất cho biết một số tên hải tặc vũ trang đã lên tàu và đang khống chế tàu "Samho Dream".
Tàu khu trục KDX-II của Hàn Quốc, được trang bị hiện đại với đủ các phương tiện chiến đấu như trực thăng chiến đấu Lynx, 40 tên lửa hạm đối hạm và hạm đối không cùng khoảng 300 thủy thủ và lính hải quân, trong đó bao gồm 30 lính tinh nhuệ thuộc đội quân tìm kiếm song giữ khoảng cách để đảm bảo an toàn tính mạng cho thủy thủ đoàn.
Người phát ngôn của tàu chiến KDX-II ngày 6/4 cho biết họ không thể thâm nhập tàu chở dầu "Samho" vì lo ngại tính mạng các con tin bị nguy hiểm. Tàu cứu hộ cũng đã cố gắng liên lạc bằng điện thoại vệ tinh với thủy thủ đoàn tàu "Samho" nhưng không thành.
Tàu khu trực KDX-II, trọng tải 4.500 tấn, được điều động tới Vịnh Aden hồi tháng 4/2009 nhằm bảo vệ các tàu hàng của Hàn Quốc qua lại khu vực này.
Thống kê từ Cơ quan hàng hải cho biết khoảng 500 tàu hàng của Hàn Quốc phải qua lại tuyến đường biển thông qua Vịnh Aden mỗi năm, trong đó 150 tàu được cho là có nguy cơ bị hải tặc tấn công bởi tốc độ và trọng tải của tàu.
Vùng biển bao quanh khu vực Sừng châu Phi, nối biển Đỏ và Ấn Độ Dương, được xem là nguy hiểm nhất thế giới.
Một đội tàu chiến của nhiều quốc gia từ Mỹ, EU, NATO, Nhật Bản và Trung Quốc thường xuyên tuần tiễu quanh vùng này để bảo đảm sự an toàn cho tuyến đường biển huyết mạch nối châu Á và châu Âu.
Tuy nhiên, bất chấp sự có mặt của các tàu tuần tra, các vụ bắt cóc tàu vẫn xảy ra. Mới nhất, tháng 11/2009, một tàu chở dầu cỡ lớn của Hy Lạp đã bị bắt cóc.
Trong các trường hợp trước đây, các tàu cứu hộ thường chỉ lặng lẽ bám đuổi lực lượng bắc cóc, chưa có lần nào trực tiếp tấn công, giải cứu con tin./.
Tin cho biết tàu chở dầu của Hàn Quốc vẫn tiếp tục đi theo một tàu dẫn đường của hải tặc nhằm về hướng "căn cứ địa" của lực lượng này ở cách thủ đô Mogadishu của Somalia khoảng 300km về phía Bắc.
Tàu chở dầu "Samho Dream", có trọng tải 300.000 tấn, thuộc sở hữu của công ty Samho Shipping, bị hải tặc bắt cóc và khống chế từ ngày 4/4.
Vào thời điểm diễn ra cuộc liên lạc cuối cùng, vị trí tàu ở cách Vịnh Aden 1.500km về phía Đông Nam và đang trên hành trình từ Iraq đến Mỹ chở theo một lượng dầu trị giá 170 triệu USD. Trên tàu hiện có 5 thủy thủ người Hàn Quốc và 19 người Philippines.
Chính phủ Hàn Quốc khẳng định rằng tàu "Samho Dream" đã bị bắt cóc và ngay lập tức điều động tàu chiến chống hải tặc đang làm nhiệm vụ ở Vịnh Aden tìm kiếm và thực hiện nhiệm vụ cứu nạn con tàu chở dầu.
Chính phủ Hàn Quốc khẳng định an toàn tính mạng các thủy thủ đoàn là quan tâm số một, song cũng bác bỏ khả năng đàm phán trực tiếp hoặc trả tiền chuộc cho hải tặc.
Tin tức mới nhất cho biết một số tên hải tặc vũ trang đã lên tàu và đang khống chế tàu "Samho Dream".
Tàu khu trục KDX-II của Hàn Quốc, được trang bị hiện đại với đủ các phương tiện chiến đấu như trực thăng chiến đấu Lynx, 40 tên lửa hạm đối hạm và hạm đối không cùng khoảng 300 thủy thủ và lính hải quân, trong đó bao gồm 30 lính tinh nhuệ thuộc đội quân tìm kiếm song giữ khoảng cách để đảm bảo an toàn tính mạng cho thủy thủ đoàn.
Người phát ngôn của tàu chiến KDX-II ngày 6/4 cho biết họ không thể thâm nhập tàu chở dầu "Samho" vì lo ngại tính mạng các con tin bị nguy hiểm. Tàu cứu hộ cũng đã cố gắng liên lạc bằng điện thoại vệ tinh với thủy thủ đoàn tàu "Samho" nhưng không thành.
Tàu khu trực KDX-II, trọng tải 4.500 tấn, được điều động tới Vịnh Aden hồi tháng 4/2009 nhằm bảo vệ các tàu hàng của Hàn Quốc qua lại khu vực này.
Thống kê từ Cơ quan hàng hải cho biết khoảng 500 tàu hàng của Hàn Quốc phải qua lại tuyến đường biển thông qua Vịnh Aden mỗi năm, trong đó 150 tàu được cho là có nguy cơ bị hải tặc tấn công bởi tốc độ và trọng tải của tàu.
Vùng biển bao quanh khu vực Sừng châu Phi, nối biển Đỏ và Ấn Độ Dương, được xem là nguy hiểm nhất thế giới.
Một đội tàu chiến của nhiều quốc gia từ Mỹ, EU, NATO, Nhật Bản và Trung Quốc thường xuyên tuần tiễu quanh vùng này để bảo đảm sự an toàn cho tuyến đường biển huyết mạch nối châu Á và châu Âu.
Tuy nhiên, bất chấp sự có mặt của các tàu tuần tra, các vụ bắt cóc tàu vẫn xảy ra. Mới nhất, tháng 11/2009, một tàu chở dầu cỡ lớn của Hy Lạp đã bị bắt cóc.
Trong các trường hợp trước đây, các tàu cứu hộ thường chỉ lặng lẽ bám đuổi lực lượng bắc cóc, chưa có lần nào trực tiếp tấn công, giải cứu con tin./.
Khánh Vân (Vietnam+)