Sau khi Tây Ban Nha thông báo nợ công của nước này có nguy cơ tăng vọt, giới phân tích nhận định nước này có thể phải chính thức xin cứu trợ quốc tế trong vài ngày tới.
Cuối tuần qua, Tây Ban Nha cho biết chi phí cứu trợ các ngân hàng có thể khiến nợ công của nước này tăng vọt lên tương đương 85,3% GDP năm 2012 và 90,5% GDP năm 2013. Mới đây nước này đã công bố kết quả kiểm toán 14 ngân hàng, theo đó các ngân hàng Tây Ban Nha cần bổ sung một số vốn tổng cộng là 59,3 tỷ euro (76,3 tỷ USD).
Tuy nhiên, hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's Investors Service cho rằng số vốn mà các ngân hàng Tây Ban Nha cần được bổ trợ phải là 70-105 tỷ euro. Moody's dự kiến sẽ công bố đánh giá về tín nhiệm nợ của Tây Ban Nha trong tuần này. Nếu xếp hạng của Tây Ban Nha bị hạ xuống mức "không nên đầu tư", nước này sẽ gặp khó khăn hơn khi phát hành trái phiếu và gần như không thể trì hoãn việc xin cứu trợ.
Đề nghị cứu trợ của Tây Ban Nha là điều mà các thị trường đã trông đợi trong một vài tuần qua, khi cho rằng đây cũng là cách để bảo vệ các nền kinh tế đang mất cân bằng ngân sách nghiêm trọng như Italy hay thậm chí cả Pháp.
[Euro xuống giá ở châu Á vì quan ngại Tây Ban Nha]
Tây Ban Nha đang trong một tình thế không hề dễ chịu khi chính phủ nước này vừa công bố ngân sách năm 2013, trong đó đề xuất các biện pháp khắc khổ trị giá 39 tỷ euro, trong lúc Ngân hàng trung ương Tây Ban Nha tuần trước cho biết nền kinh tế đã lún sâu vào suy thoái trong quý 3./.
Cuối tuần qua, Tây Ban Nha cho biết chi phí cứu trợ các ngân hàng có thể khiến nợ công của nước này tăng vọt lên tương đương 85,3% GDP năm 2012 và 90,5% GDP năm 2013. Mới đây nước này đã công bố kết quả kiểm toán 14 ngân hàng, theo đó các ngân hàng Tây Ban Nha cần bổ sung một số vốn tổng cộng là 59,3 tỷ euro (76,3 tỷ USD).
Tuy nhiên, hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's Investors Service cho rằng số vốn mà các ngân hàng Tây Ban Nha cần được bổ trợ phải là 70-105 tỷ euro. Moody's dự kiến sẽ công bố đánh giá về tín nhiệm nợ của Tây Ban Nha trong tuần này. Nếu xếp hạng của Tây Ban Nha bị hạ xuống mức "không nên đầu tư", nước này sẽ gặp khó khăn hơn khi phát hành trái phiếu và gần như không thể trì hoãn việc xin cứu trợ.
Đề nghị cứu trợ của Tây Ban Nha là điều mà các thị trường đã trông đợi trong một vài tuần qua, khi cho rằng đây cũng là cách để bảo vệ các nền kinh tế đang mất cân bằng ngân sách nghiêm trọng như Italy hay thậm chí cả Pháp.
[Euro xuống giá ở châu Á vì quan ngại Tây Ban Nha]
Tây Ban Nha đang trong một tình thế không hề dễ chịu khi chính phủ nước này vừa công bố ngân sách năm 2013, trong đó đề xuất các biện pháp khắc khổ trị giá 39 tỷ euro, trong lúc Ngân hàng trung ương Tây Ban Nha tuần trước cho biết nền kinh tế đã lún sâu vào suy thoái trong quý 3./.
Lê Minh (TTXVN)