Phát biểu tại một diễn đàn ngân hàng ở Madrid ngày 16/7, Bộ trưởng Kinh tế Tây Ban Nha Luis de Guindos bày tỏ hy vọng nước này có thể chính thức ký kết Bản ghi nhớ với các nhà lãnh đạo Khu vực đồng euro (Eurozone), để có thể bơm tối đa 100 tỷ euro (122 tỷ USD) vào hệ thống ngân hàng đang điêu đứng của Tây Ban Nha.
Tuần trước, các bộ trưởng tài chính Eurozone đã chấp nhận yêu cầu của Tây Ban Nha xin trợ giúp các ngân hàng trong nước. Theo đó, một thỏa thuận liên quan có thể được ký vào ngày 20/7 tới và khoản tiền hứa hẹn trị giá 30 tỷ euro đầu tiên sẽ được giải ngân (cho Tây Ban Nha) vào cuối tháng này. Bên cạnh đó, các bộ trưởng sẽ cho Madrid thêm một năm để ổn định nền tài chính và đưa thâm hụt ngân sách xuống dưới mức trần 3% GDP theo quy định của Liên minh châu Âu (EU) vào năm 2014.
Để đổi lấy sự trợ giúp nói trên, Tây Ban Nha đã cam kết thực hiện một loạt cải cách trong lĩnh vực ngân hàng và chịu sự giám sát của EU trong quá trình tái cấu trúc. Hồi cuối tháng 6/2012, Chính phủ Tây Ban Nha cho hay các ngân hàng nước này cần 62 tỷ euro, để bù đắp thua lỗ từ những khoản cho vay đầu tư vào bất động sản.
Cũng trong tháng 6, Ngân hàng trung ương Tây Ban Nha cho biết các khoản tiền của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho các ngân hàng đang gặp khó khăn của nước này vay mượn đã tăng vọt 17,2% lên mức kỷ lục 337,2 tỷ euro, trong bối cảnh kinh tế Tây Ban Nha chìm sâu vào suy thoái và tỷ lệ thất nghiệp lên tới trên 24%.
Mới đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự đoán về triển vọng tăng trưởng của kinh tế Tây Ban Nha. Theo IMF, kinh tế "xứ sở bò tót" sẽ suy giảm 1,5% trong năm nay và tiếp tục suy giảm 0,6% trong năm tới, so với mức dự đoán sẽ tăng trưởng nhẹ trong năm 2013 mà IMF đưa ra cách đây ba tháng./.
Tuần trước, các bộ trưởng tài chính Eurozone đã chấp nhận yêu cầu của Tây Ban Nha xin trợ giúp các ngân hàng trong nước. Theo đó, một thỏa thuận liên quan có thể được ký vào ngày 20/7 tới và khoản tiền hứa hẹn trị giá 30 tỷ euro đầu tiên sẽ được giải ngân (cho Tây Ban Nha) vào cuối tháng này. Bên cạnh đó, các bộ trưởng sẽ cho Madrid thêm một năm để ổn định nền tài chính và đưa thâm hụt ngân sách xuống dưới mức trần 3% GDP theo quy định của Liên minh châu Âu (EU) vào năm 2014.
Để đổi lấy sự trợ giúp nói trên, Tây Ban Nha đã cam kết thực hiện một loạt cải cách trong lĩnh vực ngân hàng và chịu sự giám sát của EU trong quá trình tái cấu trúc. Hồi cuối tháng 6/2012, Chính phủ Tây Ban Nha cho hay các ngân hàng nước này cần 62 tỷ euro, để bù đắp thua lỗ từ những khoản cho vay đầu tư vào bất động sản.
Cũng trong tháng 6, Ngân hàng trung ương Tây Ban Nha cho biết các khoản tiền của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho các ngân hàng đang gặp khó khăn của nước này vay mượn đã tăng vọt 17,2% lên mức kỷ lục 337,2 tỷ euro, trong bối cảnh kinh tế Tây Ban Nha chìm sâu vào suy thoái và tỷ lệ thất nghiệp lên tới trên 24%.
Mới đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự đoán về triển vọng tăng trưởng của kinh tế Tây Ban Nha. Theo IMF, kinh tế "xứ sở bò tót" sẽ suy giảm 1,5% trong năm nay và tiếp tục suy giảm 0,6% trong năm tới, so với mức dự đoán sẽ tăng trưởng nhẹ trong năm 2013 mà IMF đưa ra cách đây ba tháng./.
Trà My (TTXVN)