Tây Ban Nha và Pháp đã sớm biết nếu vượt qua tứ kết EURO 2012, đối thủ chờ đợi họ ở bán kết chính là Bồ Đào Nha nhưng trước khi tính toán về Cristiano Ronaldo cùng các đồng đội, họ sẽ phải bung hết sức mạnh cho một trận chiến "sinh tử."
Tây Ban Nha đang tiến bước trên con đường chinh phục một điều chưa từng có tiền lệ là bảo vệ ngôi vương châu lục. Nếu tính cả chức vô địch World Cup 2010 thì nếu thành công năm nay, Tây Ban Nha sẽ đi vào lịch sử với 3 danh hiệu lớn liên tiếp.
Pháp đã từng có những ngày tháng vinh quang như thế khi đăng quang ở World Cup 1998 trên sân nhà và ngay sau đó vô địch EURO 2000. Nhưng đó đã là quá khứ khá xa. “Gà trống” đến với EURO năm nay cùng sứ mệnh khôi phục lại hình ảnh sau nỗi ô nhục World Cup 2010.
Đó không chỉ là thất bại cay đắng bị loại ngay từ vòng bảng mà còn đầy ầm ĩ với nội bộ xáo xào. Ông thầy Raymond Domenech đã phải trả giá bằng chiếc ghế của mình. Cựu danh thủ Laurent Blanc lên thay thế và người ta bắt đầu nói về một cuộc hồi sinh mạnh mẽ.
Cho đến trước trận gặp Thụy Điển vừa qua, Pháp có chuỗi 23 trận bất bại. Đó là một thành tích đầy ấn tượng và không khó nhận ra, Blanc tập trung xây dựng lối chơi với nhiều nét tương đồng như Tây Ban Nha: sử dụng nhiều đường chuyền ngắn nhuần nhuyễn, các cầu thủ đặc biệt là tiền vệ di chuyển nhiều, khống chế bóng cũng như thế trận.
Đương nhiên Pháp không dập khuôn tiqui-taka mà có những đường nét riêng song về đại thể, đó là phong cách nhấn mạnh vào kiểm soát bóng, khả năng di chuyển đa dạng của hàng tiền vệ.
Chính Blanc thừa nhận sẽ không dễ dàng cho Pháp khi đối mặt với bậc thầy của lối chơi này là Tây Ban Nha: “Nếu kiểm soát được nhiều bóng hơn họ, đó là một thành tích. Trong khía cạnh này, Tây Ban Nha quá mạnh. Đó là phong cách tôi thích. Nó không chỉ đẹp mắt mà còn đầy hiệu quả.”
Blanc chỉ có trong tay 2 tiền đạo đích thực là Karim Benzema và Olivier Giroud. Được kỳ vọng nhất là Benzema đang chơi ở Liga thì "tịt ngòi" đáng buồn. Nhưng bù lại, Blanc sở hữu một đội ngũ tiền vệ tài năng và sáng tạo như Samir Nasri, Franck Ri bery, Jeremy Menez, Hatem Ben Arfa và Marvin Martin. Chắc chắn, cuộc chiến sẽ chủ yếu diễn ra ở khu vực giữa sân và đây là màn phô diễn của các hàng tiền vệ - “trái tim” đội bóng.
Pháp kết thúc vòng bảng khá thất vọng khi thua Thụy Điển 0-2 và dù kết quả đó không ảnh hưởng đến tấm vé tứ kết song tác động không nhỏ đến tinh thần. Thậm chí, Blanc đã phải lên tiếng phủ nhận tin tức rằng sau thất bại đó đã có những cãi vã to tiếng trong phòng thay đồ.
Trong khi đó, Tây Ban Nha dù dẫn đầu bảng C nhưng phảng phất đã có những lo ngại. Họ vẫn công dồn dập, tung vô số cú sút, kiểm soát bóng vượt trội song hiệu quả không thực sự cao. Ngay cả huấn luyện viên Vicente del Bosque cũng phải cảnh báo về nguy cơ tự mãn ở nhà đương kim vô địch thế giới và châu Âu.
Tự mãn là điều rất nguy hiểm, nhất là khi đối đầu với Pháp và Tây Ban Nha hiểu điều đó hơn bao giờ hết. Ở World Cup 2006, họ gặp nhau ở vòng loại trực tiếp. Truyền thông Tây Ban Nha đã "thổi" đội nhà lên mây xanh, cho rằng dàn sao trẻ trung mạnh mẽ đó sẽ dễ dàng hạ gục Pháp “già nua để tiễn Zidane và những ông già đó về vườn.” Kết quả, Pháp dạy cho Tây Ban Nha một bài học với tỷ số 3-1.
Đó là bài học mà người Tây Ban Nha đang cần nhớ lại. Dù họ bước vào trận tứ kết này với vị thế “cửa trên,” dù Pháp có những thiếu hụt lực lượng như mất trung vệ quan trọng Philippe Mexes vì án treo giò, Tây Ban Nha vẫn cần thận trọng. Họ phải có “trái tim” mạnh mẽ như thường lệ lẫn cái đầu lạnh lùng trong dứt điểm để xóa đi cái dớp chưa thắng được Pháp ở các giải lớn.
Thông tin trận đấu:
- Địa điểm: SVĐ Donbass Arena ở thành phố Đônhét ( Donetsk ) với sức chứa 50.000 chỗ ngồi.
- Thời gian: 1h45 ngày 24/6 (giờ Việt Nam )
- Trọng tài: Nicola Rizzoli (người Italia)
Thông tin trận đấu:
- Xét về đối đầu, Tây Ban Nha nhỉnh hơn với 13 trận thắng, 11 trận thua trong 30 lần gặp nhau. Nhưng thực tế tại các giải chính thức, Tây Ban Nha chưa bao giờ thắng được Pháp (thua 5, hòa 1).
- Lần gặp nhau chính thức đầu tiên của họ là chung kết EURO 1984 tại Pari và Pháp thắng 2-0, đoạt danh hiệu đầu tiên của mình. Sau này, hai bên tái ngộ thêm 2 lần tại các kỳ EURO là năm 1996 (hòa 1-1) và năm 2000 (Pháp thắng 2-1).
- Tây Ban Nha thường được ca tụng bởi phong cách tấn công song khả năng phòng ngự của họ cũng vô cùng đáng nể. Trong 13 trận gần đây ở các kỳ EURO và World Cup, Tây Ban Nha chỉ thủng lưới vẻn vẹn 3 bàn, 10 trận giữ sạch lưới. Trong chuỗi này, đội duy nhất ghi được nhiều hơn 1 bàn trước Tây Ban Nha chính là Pháp với chiến thắng 3-1 ở World Cup 2006.
- Kể từ sau màn đại thắng đó, Pháp khá tậm tịt ở các vòng chung kết. Trong 12 trận World Cup và EURO từ đó đến nay, họ mới ghi được 8 bàn. Chiến thắng 2-0 trước Ucraina ở vòng bảng vừa qua chính là lần duy nhất Pháp ghi được hơn 1 bàn./.
Tây Ban Nha đang tiến bước trên con đường chinh phục một điều chưa từng có tiền lệ là bảo vệ ngôi vương châu lục. Nếu tính cả chức vô địch World Cup 2010 thì nếu thành công năm nay, Tây Ban Nha sẽ đi vào lịch sử với 3 danh hiệu lớn liên tiếp.
Pháp đã từng có những ngày tháng vinh quang như thế khi đăng quang ở World Cup 1998 trên sân nhà và ngay sau đó vô địch EURO 2000. Nhưng đó đã là quá khứ khá xa. “Gà trống” đến với EURO năm nay cùng sứ mệnh khôi phục lại hình ảnh sau nỗi ô nhục World Cup 2010.
Đó không chỉ là thất bại cay đắng bị loại ngay từ vòng bảng mà còn đầy ầm ĩ với nội bộ xáo xào. Ông thầy Raymond Domenech đã phải trả giá bằng chiếc ghế của mình. Cựu danh thủ Laurent Blanc lên thay thế và người ta bắt đầu nói về một cuộc hồi sinh mạnh mẽ.
Cho đến trước trận gặp Thụy Điển vừa qua, Pháp có chuỗi 23 trận bất bại. Đó là một thành tích đầy ấn tượng và không khó nhận ra, Blanc tập trung xây dựng lối chơi với nhiều nét tương đồng như Tây Ban Nha: sử dụng nhiều đường chuyền ngắn nhuần nhuyễn, các cầu thủ đặc biệt là tiền vệ di chuyển nhiều, khống chế bóng cũng như thế trận.
Đương nhiên Pháp không dập khuôn tiqui-taka mà có những đường nét riêng song về đại thể, đó là phong cách nhấn mạnh vào kiểm soát bóng, khả năng di chuyển đa dạng của hàng tiền vệ.
Chính Blanc thừa nhận sẽ không dễ dàng cho Pháp khi đối mặt với bậc thầy của lối chơi này là Tây Ban Nha: “Nếu kiểm soát được nhiều bóng hơn họ, đó là một thành tích. Trong khía cạnh này, Tây Ban Nha quá mạnh. Đó là phong cách tôi thích. Nó không chỉ đẹp mắt mà còn đầy hiệu quả.”
Blanc chỉ có trong tay 2 tiền đạo đích thực là Karim Benzema và Olivier Giroud. Được kỳ vọng nhất là Benzema đang chơi ở Liga thì "tịt ngòi" đáng buồn. Nhưng bù lại, Blanc sở hữu một đội ngũ tiền vệ tài năng và sáng tạo như Samir Nasri, Franck Ri bery, Jeremy Menez, Hatem Ben Arfa và Marvin Martin. Chắc chắn, cuộc chiến sẽ chủ yếu diễn ra ở khu vực giữa sân và đây là màn phô diễn của các hàng tiền vệ - “trái tim” đội bóng.
Pháp kết thúc vòng bảng khá thất vọng khi thua Thụy Điển 0-2 và dù kết quả đó không ảnh hưởng đến tấm vé tứ kết song tác động không nhỏ đến tinh thần. Thậm chí, Blanc đã phải lên tiếng phủ nhận tin tức rằng sau thất bại đó đã có những cãi vã to tiếng trong phòng thay đồ.
Trong khi đó, Tây Ban Nha dù dẫn đầu bảng C nhưng phảng phất đã có những lo ngại. Họ vẫn công dồn dập, tung vô số cú sút, kiểm soát bóng vượt trội song hiệu quả không thực sự cao. Ngay cả huấn luyện viên Vicente del Bosque cũng phải cảnh báo về nguy cơ tự mãn ở nhà đương kim vô địch thế giới và châu Âu.
Tự mãn là điều rất nguy hiểm, nhất là khi đối đầu với Pháp và Tây Ban Nha hiểu điều đó hơn bao giờ hết. Ở World Cup 2006, họ gặp nhau ở vòng loại trực tiếp. Truyền thông Tây Ban Nha đã "thổi" đội nhà lên mây xanh, cho rằng dàn sao trẻ trung mạnh mẽ đó sẽ dễ dàng hạ gục Pháp “già nua để tiễn Zidane và những ông già đó về vườn.” Kết quả, Pháp dạy cho Tây Ban Nha một bài học với tỷ số 3-1.
Đó là bài học mà người Tây Ban Nha đang cần nhớ lại. Dù họ bước vào trận tứ kết này với vị thế “cửa trên,” dù Pháp có những thiếu hụt lực lượng như mất trung vệ quan trọng Philippe Mexes vì án treo giò, Tây Ban Nha vẫn cần thận trọng. Họ phải có “trái tim” mạnh mẽ như thường lệ lẫn cái đầu lạnh lùng trong dứt điểm để xóa đi cái dớp chưa thắng được Pháp ở các giải lớn.
Thông tin trận đấu:
- Địa điểm: SVĐ Donbass Arena ở thành phố Đônhét ( Donetsk ) với sức chứa 50.000 chỗ ngồi.
- Thời gian: 1h45 ngày 24/6 (giờ Việt Nam )
- Trọng tài: Nicola Rizzoli (người Italia)
Thông tin trận đấu:
- Xét về đối đầu, Tây Ban Nha nhỉnh hơn với 13 trận thắng, 11 trận thua trong 30 lần gặp nhau. Nhưng thực tế tại các giải chính thức, Tây Ban Nha chưa bao giờ thắng được Pháp (thua 5, hòa 1).
- Lần gặp nhau chính thức đầu tiên của họ là chung kết EURO 1984 tại Pari và Pháp thắng 2-0, đoạt danh hiệu đầu tiên của mình. Sau này, hai bên tái ngộ thêm 2 lần tại các kỳ EURO là năm 1996 (hòa 1-1) và năm 2000 (Pháp thắng 2-1).
- Tây Ban Nha thường được ca tụng bởi phong cách tấn công song khả năng phòng ngự của họ cũng vô cùng đáng nể. Trong 13 trận gần đây ở các kỳ EURO và World Cup, Tây Ban Nha chỉ thủng lưới vẻn vẹn 3 bàn, 10 trận giữ sạch lưới. Trong chuỗi này, đội duy nhất ghi được nhiều hơn 1 bàn trước Tây Ban Nha chính là Pháp với chiến thắng 3-1 ở World Cup 2006.
- Kể từ sau màn đại thắng đó, Pháp khá tậm tịt ở các vòng chung kết. Trong 12 trận World Cup và EURO từ đó đến nay, họ mới ghi được 8 bàn. Chiến thắng 2-0 trước Ucraina ở vòng bảng vừa qua chính là lần duy nhất Pháp ghi được hơn 1 bàn./.
Trung Sơn (TTXVN)