Phát biểu tại cuộc họp báo diễn ra tại trụ sở Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) ở Brussels, tối 5/10, Thủ tướng Tây Ban Nha José Luis Rodriguez Zapatero tuyên bố Tây Ban Nha đã đồng ý tham gia hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO thông qua việc mở cửa căn cứ hải quân cho tàu chiến của Mỹ có trang bị tên lửa đánh chặn.
Theo Thủ tướng Tây Ban Nha, bốn tàu chiến trang bị hệ thống tên lửa Aegis sẽ được triển khai tại căn cứ hải quân Rota (phía Nam Tây Ban Nha) từ nay cho đến năm 2013.
Ông Zapatero cũng cho biết Tây Ban Nha là thành viên của NATO đã cam kết tham gia hệ thống phòng thủ chung của châu Âu, mà mục tiêu là ngăn chặn các mối đe dọa.
Cũng tại cuộc họp báo này, Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen khẳng định rằng dựa trên công nghệ của Mỹ, hệ thống phòng thủ tên lửa là một trong những trục phát triển chính của NATO trong những năm tới và hệ thống này sẽ hoàn thiện và đi vào hoạt động vào năm 2018.
Về phần mình, tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta cho rằng thỏa thuận giữa Mỹ và Tây Ban Nha là một tín hiệu mạnh mẽ để chỉ ra rằng Mỹ tiếp tục đầu tư vào NATO và các đối tác châu Âu dù có khó khăn về ngân sách quốc phòng.
Trong thời gian qua, Ba Lan, Romania và Thổ Nhĩ Kỳ đã chính thức tuyên bố tham gia hệ thống phòng thủ chung châu Âu./.
Theo Thủ tướng Tây Ban Nha, bốn tàu chiến trang bị hệ thống tên lửa Aegis sẽ được triển khai tại căn cứ hải quân Rota (phía Nam Tây Ban Nha) từ nay cho đến năm 2013.
Ông Zapatero cũng cho biết Tây Ban Nha là thành viên của NATO đã cam kết tham gia hệ thống phòng thủ chung của châu Âu, mà mục tiêu là ngăn chặn các mối đe dọa.
Cũng tại cuộc họp báo này, Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen khẳng định rằng dựa trên công nghệ của Mỹ, hệ thống phòng thủ tên lửa là một trong những trục phát triển chính của NATO trong những năm tới và hệ thống này sẽ hoàn thiện và đi vào hoạt động vào năm 2018.
Về phần mình, tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta cho rằng thỏa thuận giữa Mỹ và Tây Ban Nha là một tín hiệu mạnh mẽ để chỉ ra rằng Mỹ tiếp tục đầu tư vào NATO và các đối tác châu Âu dù có khó khăn về ngân sách quốc phòng.
Trong thời gian qua, Ba Lan, Romania và Thổ Nhĩ Kỳ đã chính thức tuyên bố tham gia hệ thống phòng thủ chung châu Âu./.
(Vietnam+)