Theo Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, các tỉnh Tây Nguyên đã huy động gần 32.300 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới, chủ yếu là đầu tư xây dựng hạ tầng và phát triển sản xuất.
Đến nay, các tỉnh Tây Nguyên đã có hai xã đạt đủ 19 tiêu chí, 17 xã đạt từ 14 đến 18 tiêu chí, 76 xã đạt từ 9 đến 13 tiêu chí, còn lại các xã đều đạt dưới 8 tiêu chí.
Các tỉnh Tây Nguyên xác định sản xuất là yếu tố cốt lõi của chương trình xây dựng nông thôn mới nên đã tập trung ưu tiên các nguồn lực cho phát triển sản xuất sản phẩm hàng hóa chủ lực, có quy mô lớn, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
Chỉ riêng tại tỉnh Đắk Lắk, từ năm 2011 đến nay đã có 17 đề án phát triển sản xuất được triển khai thuộc các lĩnh vực phát triển càphê bền vững, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển rau an toàn.
Đắk Lắk cũng triển khai 346 mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả, chủ yếu là các mô hình trồng trọt, chăn nuôi để tăng năng suất, sản lượng, có chất lượng cao, tăng thu nhập, nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc.
Đồng bào các dân tộc ở khu vực nông thôn của tỉnh Đắk Lắk cũng tự nguyện đóng góp trên 450 tỷ đồng, 75.000 mét vuông đất, hơn 17.000 ngày công lao động để xây dựng, mở rộng các trục đường giao thông thôn, xóm, đường giao thông nội đồng, đầu tư đường điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt…
Tuy nhiên, theo đánh giá của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, việc huy động các nguồn vốn và thu hút đầu tư của các doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế, một số tiêu chí, văn bản hướng dẫn còn thiếu, chậm và chưa sát với thực tế. Ban Chỉ đạo Tây Nguyên cũng kiến nghị các bộ, ngành Trung ương phải chủ động hướng dẫn lồng ghép các chương trình để huy động xã hội hóa phục vụ phát triển nông thôn, có cơ chế hỗ trợ lãi suất tín dụng cho phát triển sản xuất, giúp người dân dễ dàng tiếp cận vốn vay.
Ban Chỉ đạo Tây Nguyên cũng đề nghị các tỉnh Tây Nguyên tập trung vận động, giáo dục, tuyên truyền làm cho người dân hiểu đúng về chủ trương, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm tham gia xây dựng nông thôn mới, khắc phục tâm lý trông chờ vào sự hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước./.
Đến nay, các tỉnh Tây Nguyên đã có hai xã đạt đủ 19 tiêu chí, 17 xã đạt từ 14 đến 18 tiêu chí, 76 xã đạt từ 9 đến 13 tiêu chí, còn lại các xã đều đạt dưới 8 tiêu chí.
Các tỉnh Tây Nguyên xác định sản xuất là yếu tố cốt lõi của chương trình xây dựng nông thôn mới nên đã tập trung ưu tiên các nguồn lực cho phát triển sản xuất sản phẩm hàng hóa chủ lực, có quy mô lớn, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
Chỉ riêng tại tỉnh Đắk Lắk, từ năm 2011 đến nay đã có 17 đề án phát triển sản xuất được triển khai thuộc các lĩnh vực phát triển càphê bền vững, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển rau an toàn.
Đắk Lắk cũng triển khai 346 mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả, chủ yếu là các mô hình trồng trọt, chăn nuôi để tăng năng suất, sản lượng, có chất lượng cao, tăng thu nhập, nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc.
Đồng bào các dân tộc ở khu vực nông thôn của tỉnh Đắk Lắk cũng tự nguyện đóng góp trên 450 tỷ đồng, 75.000 mét vuông đất, hơn 17.000 ngày công lao động để xây dựng, mở rộng các trục đường giao thông thôn, xóm, đường giao thông nội đồng, đầu tư đường điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt…
Tuy nhiên, theo đánh giá của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, việc huy động các nguồn vốn và thu hút đầu tư của các doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế, một số tiêu chí, văn bản hướng dẫn còn thiếu, chậm và chưa sát với thực tế. Ban Chỉ đạo Tây Nguyên cũng kiến nghị các bộ, ngành Trung ương phải chủ động hướng dẫn lồng ghép các chương trình để huy động xã hội hóa phục vụ phát triển nông thôn, có cơ chế hỗ trợ lãi suất tín dụng cho phát triển sản xuất, giúp người dân dễ dàng tiếp cận vốn vay.
Ban Chỉ đạo Tây Nguyên cũng đề nghị các tỉnh Tây Nguyên tập trung vận động, giáo dục, tuyên truyền làm cho người dân hiểu đúng về chủ trương, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm tham gia xây dựng nông thôn mới, khắc phục tâm lý trông chờ vào sự hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước./.
Quang Huy (TTXVN)