Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh vừa quyết định từ năm 2013 trở đi, sẽ không cấp phép cho các dự án luyện cán thép có công nghệ lạc hậu, ô nhiễm môi trường, tiêu hao nhiều năng lượng.
Các dự án đầu tư phải tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về công nghệ, thiết bị sản xuất gang thép do Bộ Công Thương quy định.
Trên cơ sở kiến nghị của Sở Công Thương, Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh cũng quyết định đóng cửa tám cơ sở luyện cán thép phế liệu trên địa bàn vào năm 2020 do không đạt tiêu chuẩn về công nghệ và bảo vệ môi trường.
Theo kết quả khảo sát của Sở Công Thương Tây Ninh, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có tám doanh nghiệp luyện, cán, kéo thép đang hoạt động tại hai huyện Gò Dầu và Trảng Bàng.
Nguồn nguyên liệu chủ yếu là sắt phế liệu thu mua trôi nổi trên địa bàn và khu vực lân cận. Hầu hết các nhà máy đều sử dụng công nghệ lò điện hồ quang có công suất nhỏ, bình quân từ 1-2 tấn/mẻ, tiêu hao nhiều năng lượng, gây ô nhiễm môi trường.
Hoạt động của các doanh nghiệp này trong thời gian qua cũng được cơ quan chức năng của tỉnh nhiều lần kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý vi phạm về môi trường./.
Các dự án đầu tư phải tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về công nghệ, thiết bị sản xuất gang thép do Bộ Công Thương quy định.
Trên cơ sở kiến nghị của Sở Công Thương, Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh cũng quyết định đóng cửa tám cơ sở luyện cán thép phế liệu trên địa bàn vào năm 2020 do không đạt tiêu chuẩn về công nghệ và bảo vệ môi trường.
Theo kết quả khảo sát của Sở Công Thương Tây Ninh, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có tám doanh nghiệp luyện, cán, kéo thép đang hoạt động tại hai huyện Gò Dầu và Trảng Bàng.
Nguồn nguyên liệu chủ yếu là sắt phế liệu thu mua trôi nổi trên địa bàn và khu vực lân cận. Hầu hết các nhà máy đều sử dụng công nghệ lò điện hồ quang có công suất nhỏ, bình quân từ 1-2 tấn/mẻ, tiêu hao nhiều năng lượng, gây ô nhiễm môi trường.
Hoạt động của các doanh nghiệp này trong thời gian qua cũng được cơ quan chức năng của tỉnh nhiều lần kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý vi phạm về môi trường./.
Lê Đức Hoảnh (TTXVN)