Theo phóng viên TTXVN tại Nam Phi, Cơ quan bảo vệ động vật hoang dã châu Phi vừa công bố báo cáo cho biết, trong 5 năm gần đây đã có gần 1.000 con tê giác bị giết hại, cho thấy việc săn bắn trộm tê giác hoang dã đã lên đến mức báo động đỏ.
Cơ quan trên cảnh báo nếu chính quyền các quốc gia châu Phi không tiến hành các hành động khẩn cấp ngăn chặn nạn săn bắn trộm và áp dụng các biện pháp có hiệu quả để bảo vệ loài động vật hoang dã quí hiếm này thì trong vài thập kỷ tới, loài tê giác châu Phi sẽ tuyệt chủng như ở khu vực châu Á hiện nay.
Trước báo động đỏ về số lượng tê giác bị săn bắn trộm hiện nay tại châu Phi, các chuyên gia bảo vệ động vật hoang dã tại các quốc gia châu Phi đã có cuộc họp ở thủ đô Nairobi, Kenya ngày 3/4 và đưa ra tuyên bố rằng các tổ chức bảo vệ động vật hoang dã sẽ kiến nghị và ủng hộ chính phủ các nước thực thi các hình phạt cứng rắn đối với tội phạm có liên quan đến việc buôn bán sừng tê giác bất hợp pháp.
Ngoài ra, Các tổ chức bảo vệ động vật hoang dã khu vực châu Phi sẽ phối hợp với các nhóm bảo tồn sinh thái tư nhân yêu cầu chính phủ một số quốc gia châu Phi xem xét và đưa ra các biện pháp hành động khẩn cấp nhằm ngăn chặn và bảo vệ loài động vật hoang dã quí hiếm trên, trong đó có việc xem xét và hạn chế cấp giấy phép săn bắn cho các công dân đến từ khu vực châu Á và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tại một số nước châu Á được xem là thị trường tiêu thụ sừng tê giác lớn, vì cho rằng sừng tê giác có tác dụng chữa bệnh, nhằm ngăn chặn và triệt phá các đường dây tội phạm liên quan đến buôn bán, vận chuyển trái phép sừng tê giác.
Tại Nam Phi, nơi loài tê giác chiếm 90% số lượng tê giác của thế giới và châu Phi, riêng trong năm 2011 đã có 448 con tê giác bị giết hại, đặc biệt từ đầu năm 2012, gần 140 con tê giác đã bị các nhóm săn bắn trộm giết chết để lấy sừng./.
Cơ quan trên cảnh báo nếu chính quyền các quốc gia châu Phi không tiến hành các hành động khẩn cấp ngăn chặn nạn săn bắn trộm và áp dụng các biện pháp có hiệu quả để bảo vệ loài động vật hoang dã quí hiếm này thì trong vài thập kỷ tới, loài tê giác châu Phi sẽ tuyệt chủng như ở khu vực châu Á hiện nay.
Trước báo động đỏ về số lượng tê giác bị săn bắn trộm hiện nay tại châu Phi, các chuyên gia bảo vệ động vật hoang dã tại các quốc gia châu Phi đã có cuộc họp ở thủ đô Nairobi, Kenya ngày 3/4 và đưa ra tuyên bố rằng các tổ chức bảo vệ động vật hoang dã sẽ kiến nghị và ủng hộ chính phủ các nước thực thi các hình phạt cứng rắn đối với tội phạm có liên quan đến việc buôn bán sừng tê giác bất hợp pháp.
Ngoài ra, Các tổ chức bảo vệ động vật hoang dã khu vực châu Phi sẽ phối hợp với các nhóm bảo tồn sinh thái tư nhân yêu cầu chính phủ một số quốc gia châu Phi xem xét và đưa ra các biện pháp hành động khẩn cấp nhằm ngăn chặn và bảo vệ loài động vật hoang dã quí hiếm trên, trong đó có việc xem xét và hạn chế cấp giấy phép săn bắn cho các công dân đến từ khu vực châu Á và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tại một số nước châu Á được xem là thị trường tiêu thụ sừng tê giác lớn, vì cho rằng sừng tê giác có tác dụng chữa bệnh, nhằm ngăn chặn và triệt phá các đường dây tội phạm liên quan đến buôn bán, vận chuyển trái phép sừng tê giác.
Tại Nam Phi, nơi loài tê giác chiếm 90% số lượng tê giác của thế giới và châu Phi, riêng trong năm 2011 đã có 448 con tê giác bị giết hại, đặc biệt từ đầu năm 2012, gần 140 con tê giác đã bị các nhóm săn bắn trộm giết chết để lấy sừng./.
(TTXVN)