Thách thức khó nhằn của ông Trump trong chiến dịch tái tranh cử

Chỉ có 13% người Mỹ cho rằng các vấn đề kinh tế là vấn đề quan trọng nhất mà đất nước phải đối mặt, trong khi 50% nói rằng chính phủ hoặc khả năng lãnh đạo yếu kém mới là vấn đề quan trọng nhất.
Thách thức khó nhằn của ông Trump trong chiến dịch tái tranh cử ảnh 1Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu với báo giới tại Washington, DC ngày 18/7/2019. (Nguồn: THX/TTXVN)

Trang mạng thehill.com đưa tin số phận chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ phụ thuộc vào các cử tri đang được hưởng lợi từ sự phục hồi kinh tế vốn đã kéo dài cả thập kỷ nay bỗng chốc tăng mạnh trong nhiệm kỳ của ông, nhưng họ cũng chính là những người không ủng hộ cách chỉ đạo của ông tại văn phòng.

Những cử tri đó, được gọi là những nhà quan sát thị trường có đạo đức, đại diện cho một thách thức khó nhằn đối với tổng thống - người vốn tập trung vào khối ủng hộ chính của mình ít hơn bất kỳ vị tổng thống tiền nhiệm nào trong lịch sử hiện đại.

Họ không phải là những người ủng hộ cốt lõi của ông Trump, và ông đã tỏ ra ít quan tâm đến việc thuyết phục những người hoài nghi này đứng về phía mình.

[Ông Trump kiện bang New York vì cho phép công khai hồ sơ thuế]

Các cuộc thăm dò ý dân liên tục cho thấy ông Trump đã đạt được những dấu ấn mạnh mẽ trong lĩnh vực kinh tế hơn là trong toàn bộ công việc chung của ông.

Một cuộc khảo sát gần đây do hãng Economist/YouGov thực hiện cho thấy 51% cử tri được hỏi ủng hộ việc xử lý những vấn đề kinh tế của ông Trump, và 46% ủng hộ toàn bộ thành tích công tác của ông.

Một cuộc khảo sát khác của hãng CNN cũng cho thấy 45% cử tri được hỏi ủng hộ thành tích công tác của ông, trong khi 52% cử tri tán thành những gì ông làm cho nền kinh tế.

Một phân tích mới đây cho thấy những nhà theo dõi thị trường có đạo đức tồn tại trong sự phân chia đó đại diện cho nhóm cử tri lớn đang do dự mà ông Trump phải chiến đấu để giành lấy trước tháng 11/2020.

Một bài phân tích 6 cuộc thăm dò dư luận đã được thực hiện bởi Navigator Research, một sản phẩm chung của các công ty thăm dò Dân chủ thuộc Tập đoàn Chiến lược toàn cầu và GBAO.

Các cuộc thăm dò này cho thấy một nhóm khoảng 6% cử tri đang phân vân về thành tích của ông Trump trên cương vị tổng thống.

Năm 2016, khoảng 39% cử tri trong nhóm đó ủng hộ ứng cử viên đảng Dân chủ Hillary Clinton, 32% đã bỏ phiếu cho ông Trump và 29% ủng hộ một ứng cử viên khác.

Đáng lo ngại cho đảng Cộng hòa, và chính ông Trump, đó là những cử tri đó đã quay sang bầu cho các ứng cử viên đảng Dân chủ trong Quốc hội ở cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2018.

Nick Gourevitch, một nhà thăm dò ý kiến của Tập đoàn Chiến lược Toàn cầu, nói rằng họ là những người cảm thấy ổn với nền kinh tế nhưng lại thực sự không ưa tổng thống.

Liệu họ có phải là những người sẽ thực sự bỏ phiếu lại cho tổng thống hay không?

Các chiến lược gia cho biết những cử tri này là yếu tố rất quan trọng để giúp đảng Dân chủ giành lấy Hạ viện hồi năm 2018 và họ sẽ tiếp tục là thành phần quan trọng vào năm 2020, như một phần của sự đổi hướng chính trị đang tiếp diễn từng làm rung chuyển liên minh của cả hai đảng.

Theo ông Brad Todd, một nhà tư vấn của đảng Cộng hòa, gần như không nghi ngờ gì khi đây sẽ là nhóm cử tri đang do dự quan trọng nhất trong cuộc bầu cử năm 2020, chủ yếu là bởi đảng Dân chủ gần như chẳng bỏ ra chút sức lực nào để lôi kéo nhóm cử tri đang do dự khác, những người thuộc đảng Dân chủ từng bỏ phiếu cho cựu Tổng thống Barack Obama (thuộc đảng Dân chủ) và ông Trump (thuộc đảng Cộng hòa).

Những người theo dõi thị trường có đạo đức đang lạc quan về một nền kinh tế đã phát triển nhanh chóng kể từ khi ông Trump nhậm chức.

Hơn 4/5 trong số này, khoảng 81%, nói rằng tình trạng nền kinh tế Mỹ là rất tuyệt vời hoặc rất tốt, cao hơn nhiều so với 58% tổng số người Mỹ đồng tình với ý kiến trên.

Và họ tin tưởng ông Trump hơn đảng Dân chủ trong Quốc hội để có thể giữ cho thời gian tốt đẹp tiếp tục trôi, với mức chênh lệch khoảng 50 điểm %.

Trong một cuộc bầu cử thông thường, các ý kiến của cử tri về nền kinh tế là thước đo mạnh mẽ đối với sự ủng hộ của tổng thống.

Cựu Tổng thống Obama đã giành được hơn 90% sự ủng hộ của cử tri, những người cho rằng nền kinh tế tuyệt vời hoặc tốt trong năm 2012.

Năm 2004, cựu Tổng thống George W. Bush cũng đã giành được 87% số phiếu từ những người cho rằng nền kinh tế là tuyệt vời hoặc tốt.

Tuy nhiên hiện nay, đối với những người theo dõi thị trường có đạo đức, nền kinh tế không còn là vấn đề quá quan trọng. Chỉ một số ít, khoảng 17%, cho biết thành tích công việc của ông Trump đối với nền kinh tế sẽ là yếu tố quan trọng nhất trong cuộc bỏ phiếu năm 2020.

Câu hỏi hóc búa của ông Trump trái ngược với câu hỏi mà ông Obama phải đối mặt khi tranh cử vào năm 2012.

Năm đó, số người Mỹ ủng hộ thành tích công việc của ông Obama nhiều hơn những người ủng hộ cách ông dàn xếp nền kinh tế.

Theo một nghĩa nào đó, ông Trump có thể là một nạn nhân từ chính thành công của ông. Khi nền kinh tế được cải thiện và nhiều cử tri cảm nhận được những tác động tích cực của nó, trọng tâm của họ sẽ chuyển sang vấn đề khác.

Thách thức khó nhằn của ông Trump trong chiến dịch tái tranh cử ảnh 2Các ứng viên tranh cử Tổng thống Mỹ của đảng Dân chủ tham gia cuộc tranh luận thứ hai trực tiếp trên truyền hình ở Miami, Florida sáng 28/6/2019. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Charles Franklin, người chỉ đạo cuộc thăm dò của Trường Luật Marquette ở Wisconsin, cho rằng một nền kinh tế mạnh mẽ khiến mọi người không còn bận tâm về các điều kiện kinh tế và thay vào đó, cho phép họ tập trung vào các vấn đề khác.

Ngược lại, nếu như một nền kinh tế đang sụp đổ, dĩ nhiên là mọi người sẽ chỉ chú ý đến một vấn đề đó. Một nền kinh tế tốt sẽ giúp ích cho các tổng thống nhưng nó cũng cho phép các vấn đề khác trở thành động lực quan trọng cho cuộc bỏ phiếu.

Theo hãng thăm dò Gallup, hiện nay, chỉ có 13% người Mỹ cho rằng các vấn đề kinh tế là vấn đề quan trọng nhất mà đất nước phải đối mặt, trong khi 50% nói rằng chính phủ hoặc khả năng lãnh đạo yếu kém mới là vấn đề quan trọng nhất.

Trong khi đó, ở cuộc bầu cử năm 2016, có đến 40% người Mỹ khẳng định các vấn đề kinh tế là ưu tiên hàng đầu của họ.

Khi nhắc đến các vấn đề ưu tiên khác, những người theo dõi thị trường có đạo đức nói rằng họ tin tưởng đảng Dân chủ có thể xử lý tốt hơn đối với các vấn đề như thuế, chăm sóc sức khỏe - và thậm chí là nhập cư, một vấn đề mà ông Trump đã theo đuổi một quan điểm cứng rắn để làm hài lòng những người ủng hộ cốt lõi.

Điều đó có nghĩa là nền kinh tế có thể vượt trội trong mắt một số cử tri so với các chính sách khác và cách Trump xử lý chúng, cho thấy một con đường khó khăn cho tổng thống khi ông thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế trong thời gian ông cầm quyền.

Theo ông Gourevitch, số phận tổng thống của ông Trump đang bị chi phối bởi 2 động lực chính, một là nền kinh tế và một là văn hóa, cuộc chạy đua, tính khí./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục