Người Rohingya vào lãnh thổ Thái Lan là nhập cảnh bất hợp pháp và không phải nạn nhân của tội buôn người, do đó họ thuộc đối tượng cần hồi hương về nước.
Kết luận trên được Hội đồng an ninh quốc gia Thái Lan (NSC) đưa ra sau cuộc họp với Bộ Ngoại giao ngày 29/1. Theo đó, những người Rohingya đang trốn chạy nạn bạo lực tôn giáo và sắc tộc tại bang Rakhine ở Myanmar, chỉ được phép ở lại Thái Lan trong vòng 6 tháng.
Tổng thư ký NSC Pharadorn Phatthanathabutr cho biết, song song với tiến trình hồi hương người Rohingya, Thái Lan vẫn đang nỗ lực tìm kiếm nơi định cư lâu dài cho họ ở các nước thứ 3, nhất là Malaysia vì đa số người Rohingya muốn đến quốc gia này.
Nếu việc này không thành hiện thực, những người người Rohingya sẽ bị đưa trở lại các trại ở Mianma hoặc Bangladesh, thông qua mạng lưới của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc, Tổ chức Chữ thập đỏ quốc tế và Tổ chức quốc tế về người di cư, đặt dưới sự giám sát của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn.
Bác bỏ những chỉ trích gần đây cho rằng người Rohingya vào Thái Lan trái phép có liên quan đến đường dây buôn bán người, ông Pharadorn đã viện dẫn kết quả điều tra cảnh sát cho thấy chỉ có việc giam giữ và che dấu người Rohingya; không có dấu hiệu cấu thành tội buôn bán người theo quy định của luật quốc tế, như mục đích nô dịch nạn nhân, buộc làm nô lệ tình dục, nô lệ lao động, bị tra tấn hoặc tổn thương thân thể, cũng như phải biết rõ địa điểm nạn nhân bị chuyển tới./.
Kết luận trên được Hội đồng an ninh quốc gia Thái Lan (NSC) đưa ra sau cuộc họp với Bộ Ngoại giao ngày 29/1. Theo đó, những người Rohingya đang trốn chạy nạn bạo lực tôn giáo và sắc tộc tại bang Rakhine ở Myanmar, chỉ được phép ở lại Thái Lan trong vòng 6 tháng.
Tổng thư ký NSC Pharadorn Phatthanathabutr cho biết, song song với tiến trình hồi hương người Rohingya, Thái Lan vẫn đang nỗ lực tìm kiếm nơi định cư lâu dài cho họ ở các nước thứ 3, nhất là Malaysia vì đa số người Rohingya muốn đến quốc gia này.
Nếu việc này không thành hiện thực, những người người Rohingya sẽ bị đưa trở lại các trại ở Mianma hoặc Bangladesh, thông qua mạng lưới của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc, Tổ chức Chữ thập đỏ quốc tế và Tổ chức quốc tế về người di cư, đặt dưới sự giám sát của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn.
Bác bỏ những chỉ trích gần đây cho rằng người Rohingya vào Thái Lan trái phép có liên quan đến đường dây buôn bán người, ông Pharadorn đã viện dẫn kết quả điều tra cảnh sát cho thấy chỉ có việc giam giữ và che dấu người Rohingya; không có dấu hiệu cấu thành tội buôn bán người theo quy định của luật quốc tế, như mục đích nô dịch nạn nhân, buộc làm nô lệ tình dục, nô lệ lao động, bị tra tấn hoặc tổn thương thân thể, cũng như phải biết rõ địa điểm nạn nhân bị chuyển tới./.
Lê Minh Hưởng (Vietnam+)