Bộ Y tế Thái Lan vừa ra thông tư hướng dẫn các đơn vị hữu quan trong ngành đẩy nhanh chính sách nâng cấp tiêu chuẩn thực phẩm và các sản phẩm của Thái Lan.
Bộ trưởng Y tế Wittaya Buranasiri cho biết, thông tư trên sẽ điều chỉnh các sản phẩm trong chương trình sản phẩm của các làng nghề Thái Lan (OTOP) cũng như tất cả các loại thực phẩm chín và chế biến sẵn.
Ông cho rằng những sản phẩm trên cần được nâng cấp theo tiêu chuẩn hàng hóa chất lượng (GMP) để đảm bảo rằng hàng hóa luôn được sản xuất và kiểm soát đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng thích hợp với mục đích sử dụng.
GMP đã được xác định trong luật tại Thái Lan và đặt dưới sự giám sát của Bộ Y tế nước này. GMP bao gồm bảy hạng mục: địa điểm và cấu trúc; trang thiết bị và máy móc; kiểm soát sản xuất và chế biến; hệ thống bảo vệ sức khỏe; bảo dưỡng và dọn dẹp; nhân viên và hoạt động vệ sinh. Những hạng mục này cũng bao gồm cả hoạt động sản xuất, chế biến thức ăn, đóng gói và cất giữ trong các điều kiện vệ sinh để bảo vệ sức khỏe và an toàn của người tiêu dùng.
Ông Wittaya đã chỉ định Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm cùng Cục dịch vụ y tế mở các khóa huấn luyện cho các doanh nghiệp liên quan tại tất cả các tỉnh, thành trên toàn quốc. Điều này sẽ đảm bảo rằng các công dân Thái Lan và ASEAN sẽ được phục vụ thực phẩm chất lượng và an toàn. Tất cả các sản phẩm được gắn tiêu chuẩn GMP sẽ được phân phối hoặc bán tại các hệ thống cửa hàng, siêu thị, trung tâm mua sắm ở Thái Lan và các nước ASEAN.
Theo Tổng thư ký Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Pipat Yingseree, hiện Thái Lan có khoảng 20.000 nhà sản xuất sản phẩm OTOP, trung bình mỗi tỉnh có khoảng 200 đến 300 nhà sản xuất. Cơ quan này đã được phép cấp giấy chứng nhận cho các doanh nghiệp OTOP có những sản phẩm được nâng cấp theo tiêu chuẩn GMP. Đã có khoảng 400 doanh nghiệp được nhận giấy chứng nhận sau khi tham gia các khoá huấn luyện và sản xuất các sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn.
Bí thư thường trực Bộ Y tế Paijit Warachit cho biết Bộ Y tế đang tuyển thêm bác sĩ và các nhân viên y tế nhằm chuẩn bị cho việc tự do hóa dịch vụ y tế khi ASEAN trở thành một cộng đồng chung vào năm 2015.
Chính phủ Thái Lan đang bắt đầu triển khai chính sách đưa Thái Lan trở thành một trung tâm y tế tại châu Á, theo đó Bộ Y tế đã đặt ra kế hoạch phát triển trong vòng bốn năm từ 2012 tới 2016. Kế hoạch này nhằm chuẩn bị cho việc đầu tư hơn nữa vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe hướng tới thời điểm hình thành một cộng đồng ASEAN./.
Bộ trưởng Y tế Wittaya Buranasiri cho biết, thông tư trên sẽ điều chỉnh các sản phẩm trong chương trình sản phẩm của các làng nghề Thái Lan (OTOP) cũng như tất cả các loại thực phẩm chín và chế biến sẵn.
Ông cho rằng những sản phẩm trên cần được nâng cấp theo tiêu chuẩn hàng hóa chất lượng (GMP) để đảm bảo rằng hàng hóa luôn được sản xuất và kiểm soát đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng thích hợp với mục đích sử dụng.
GMP đã được xác định trong luật tại Thái Lan và đặt dưới sự giám sát của Bộ Y tế nước này. GMP bao gồm bảy hạng mục: địa điểm và cấu trúc; trang thiết bị và máy móc; kiểm soát sản xuất và chế biến; hệ thống bảo vệ sức khỏe; bảo dưỡng và dọn dẹp; nhân viên và hoạt động vệ sinh. Những hạng mục này cũng bao gồm cả hoạt động sản xuất, chế biến thức ăn, đóng gói và cất giữ trong các điều kiện vệ sinh để bảo vệ sức khỏe và an toàn của người tiêu dùng.
Ông Wittaya đã chỉ định Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm cùng Cục dịch vụ y tế mở các khóa huấn luyện cho các doanh nghiệp liên quan tại tất cả các tỉnh, thành trên toàn quốc. Điều này sẽ đảm bảo rằng các công dân Thái Lan và ASEAN sẽ được phục vụ thực phẩm chất lượng và an toàn. Tất cả các sản phẩm được gắn tiêu chuẩn GMP sẽ được phân phối hoặc bán tại các hệ thống cửa hàng, siêu thị, trung tâm mua sắm ở Thái Lan và các nước ASEAN.
Theo Tổng thư ký Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Pipat Yingseree, hiện Thái Lan có khoảng 20.000 nhà sản xuất sản phẩm OTOP, trung bình mỗi tỉnh có khoảng 200 đến 300 nhà sản xuất. Cơ quan này đã được phép cấp giấy chứng nhận cho các doanh nghiệp OTOP có những sản phẩm được nâng cấp theo tiêu chuẩn GMP. Đã có khoảng 400 doanh nghiệp được nhận giấy chứng nhận sau khi tham gia các khoá huấn luyện và sản xuất các sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn.
Bí thư thường trực Bộ Y tế Paijit Warachit cho biết Bộ Y tế đang tuyển thêm bác sĩ và các nhân viên y tế nhằm chuẩn bị cho việc tự do hóa dịch vụ y tế khi ASEAN trở thành một cộng đồng chung vào năm 2015.
Chính phủ Thái Lan đang bắt đầu triển khai chính sách đưa Thái Lan trở thành một trung tâm y tế tại châu Á, theo đó Bộ Y tế đã đặt ra kế hoạch phát triển trong vòng bốn năm từ 2012 tới 2016. Kế hoạch này nhằm chuẩn bị cho việc đầu tư hơn nữa vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe hướng tới thời điểm hình thành một cộng đồng ASEAN./.
(TTXVN)