Hàng triệu người trên khắp Thái Lan đang vui đón Tết Songkran yên bình đầu tiên trong tuần này, sau các vụ bạo lực diễn ra ở thủ đô Bangkok trong những ngày đầu của tháng Tư cả hai năm vừa qua vốn khiến nhiều người vội xa lánh “đất nước của những nụ cười.”
Tết Năm mới của người Thái
Diễn ra từ ngày 13 đến 15/4 hàng năm, Tết Songkran là một trong những lễ hội lớn nhất của người Thái Lan, với một trong những hoạt động chính là lễ hội té nước. Theo quan niệm của người Thái, trong ngày đón Tết Songkran truyền thống, ai được té nhiều nước lên người thì sẽ có nhiều may mắn trong năm mới.
Tết Songkran còn là dịp những người con đi làm xa nhà trở về quê hương, để cùng gia đình quây quần bên nhau chào mừng năm mới.
Trong những ngày nghỉ thường được kéo dài cả tuần, mọi người đón mừng Đản sinh Đức Phật bằng việc phun nước vào nhau để gột rửa hết buồn phiền, xui xẻo đề chào đón năm mới; đi chùa dự lễ tắm Phật và mang trái cây cùng những món ăn chay cúng biếu các nhà sư, đồng thời thả chim chóc lên trời phóng sinh. Họ tới thăm và cầu chúc thọ cho ông bà, cha mẹ, tỏ lòng tôn kính người cao tuổi, hất vẩy nước thơm vào người của nhau để chúc phúc.
Songkran đánh dấu sự giao thời từ năm cũ sang năm mới tại xứ sở “chùa Vàng” và một số nước khu vực như Lào và Campuchia, với việc trang hoàng nhà cửa và tham gia lễ hội té nước trong thời gian có nhiều nắng nóng nhất trong năm.
Để chuẩn bị cho Tết Songkran, ngoài việc dành thời gian để dọn dẹp nhà cửa và rũ bỏ những cái cũ, người Thái có Wan Nao - ngày dành riêng để chuẩn bị đồ ăn trong những ngày lễ sắp tới, tương tự như ngày 30 của Tết cổ truyền Việt Nam. Wan Thaloeng Sok (hay Wan Payawan) là ngày bắt đầu năm mới, khởi đầu bằng một số nghi lễ trên chùa vào lúc sáng sớm.
Tại gia đình, các bức tượng và ảnh Đức Phật trên ban thờ cũng được lau rửa sạch và vẩy nước thơm trong ngày hội té nước. Cùng với việc cầu nguyện, tưởng nhớ tổ tiên và rắc nước thiêng, không ít người đề ra kế hoạch phấn đấu trong năm mới và nhắc nhờ mình làm nhiều điều tốt cho xã hội.
Đến đảo Samui để vui đón Tết năm mới cùng gia đình sau hai năm liên tiếp bận rộn đối phó với các vụ biểu tình bạo lực của phe “áo đỏ,” Thủ tướng Abhisit Vejjajiva chúc mọi người hạnh phúc và bình an, đồng thời thông báo ông sẽ thảo luận với Ủy ban bầu cử về việc đề ra đường hướng cho cuộc tổng tuyển cử mà mọi người đang hướng tới tại Thái Lan.
Các địa điểm hấp dẫn du khách
Mặc dù Bangkok là nơi tổ chức các hoạt động chào mừng lớn nhất, nhưng khách du lịch được khuyên nên tới Chiang Mai để chứng kiến tết té nước đầy màu sắc truyền thống do nhiều phong tục cổ xưa kiểu Lanna vẫn còn được lưu giữ.
Dành nhiều thời gian trang hoàng lại nhà cửa và chùa chiền sao cho thật lộng lẫy uy nghiêm, người dân địa phương thường chuẩn bị những bữa ăn thịnh soạn để cúng tổ tiên rồi tiếp đó mới vui chơi thỏa thích. Nhiều khi lễ buộc chỉ cổ tay cũng được tiến hành như một hình thức chúc may mắn trong năm mới.
Tại cố đô Ayuthaya của nước Xiêm, người ta long trọng tổ chức rước tượng Phật và du khách sẽ được các chú voi vui đùa phun nước mát. Trong lúc ở tỉnh Đông bắc Nong Khai, người dân đón năm mới theo kiểu Thái-Lào trong các ngày 12-15/4 ở dọc dòng sông Mekong. Còn ở Hai Yai (miền Nam Thái Lan), khách du lịch có thể vừa thưởng thức tiệc tùng vừa chiêm ngưỡng cuộc thi “Nữ hoàng Songkran” nhân dịp này.
Các khu vực thu hút nhiều du khách lưu trú tại Bangkok bao gồm Siam Square, (gần giao lộ Ratchaprasong), đường Sukhumvit, Silom, khu vực là nơi có những địa điểm du lịch nổi tiếng như Chùa Ngọc, Hoàng cung), Khao San (khu phố Tây balô), Yaowarat (khu vực có đông người Hoa sinh sống), Phahurat - nơi tập trung nhiều người Ấn Độ.
Nếu đến Thái Lan vào dịp này, hãy nên thưởng thức những món ăn đặc trưng và khám phá nền văn hóa ẩm thực Thái, thường làm kinh ngạc du khách đúng như câu khẩu hiệu “Amazing Thailand - Always Amazes You” (Thái Lan kỳ diệu - Luôn làm bạn ngạc nhiên).
Tết Songkran còn là cơ hội để du khách quốc tế tham gia, tìm hiểu một nét đặc sắc trong nền văn hóa của xứ sở “chùa Vàng”./.
Tết Năm mới của người Thái
Diễn ra từ ngày 13 đến 15/4 hàng năm, Tết Songkran là một trong những lễ hội lớn nhất của người Thái Lan, với một trong những hoạt động chính là lễ hội té nước. Theo quan niệm của người Thái, trong ngày đón Tết Songkran truyền thống, ai được té nhiều nước lên người thì sẽ có nhiều may mắn trong năm mới.
Tết Songkran còn là dịp những người con đi làm xa nhà trở về quê hương, để cùng gia đình quây quần bên nhau chào mừng năm mới.
Trong những ngày nghỉ thường được kéo dài cả tuần, mọi người đón mừng Đản sinh Đức Phật bằng việc phun nước vào nhau để gột rửa hết buồn phiền, xui xẻo đề chào đón năm mới; đi chùa dự lễ tắm Phật và mang trái cây cùng những món ăn chay cúng biếu các nhà sư, đồng thời thả chim chóc lên trời phóng sinh. Họ tới thăm và cầu chúc thọ cho ông bà, cha mẹ, tỏ lòng tôn kính người cao tuổi, hất vẩy nước thơm vào người của nhau để chúc phúc.
Songkran đánh dấu sự giao thời từ năm cũ sang năm mới tại xứ sở “chùa Vàng” và một số nước khu vực như Lào và Campuchia, với việc trang hoàng nhà cửa và tham gia lễ hội té nước trong thời gian có nhiều nắng nóng nhất trong năm.
Để chuẩn bị cho Tết Songkran, ngoài việc dành thời gian để dọn dẹp nhà cửa và rũ bỏ những cái cũ, người Thái có Wan Nao - ngày dành riêng để chuẩn bị đồ ăn trong những ngày lễ sắp tới, tương tự như ngày 30 của Tết cổ truyền Việt Nam. Wan Thaloeng Sok (hay Wan Payawan) là ngày bắt đầu năm mới, khởi đầu bằng một số nghi lễ trên chùa vào lúc sáng sớm.
Tại gia đình, các bức tượng và ảnh Đức Phật trên ban thờ cũng được lau rửa sạch và vẩy nước thơm trong ngày hội té nước. Cùng với việc cầu nguyện, tưởng nhớ tổ tiên và rắc nước thiêng, không ít người đề ra kế hoạch phấn đấu trong năm mới và nhắc nhờ mình làm nhiều điều tốt cho xã hội.
Đến đảo Samui để vui đón Tết năm mới cùng gia đình sau hai năm liên tiếp bận rộn đối phó với các vụ biểu tình bạo lực của phe “áo đỏ,” Thủ tướng Abhisit Vejjajiva chúc mọi người hạnh phúc và bình an, đồng thời thông báo ông sẽ thảo luận với Ủy ban bầu cử về việc đề ra đường hướng cho cuộc tổng tuyển cử mà mọi người đang hướng tới tại Thái Lan.
Các địa điểm hấp dẫn du khách
Mặc dù Bangkok là nơi tổ chức các hoạt động chào mừng lớn nhất, nhưng khách du lịch được khuyên nên tới Chiang Mai để chứng kiến tết té nước đầy màu sắc truyền thống do nhiều phong tục cổ xưa kiểu Lanna vẫn còn được lưu giữ.
Dành nhiều thời gian trang hoàng lại nhà cửa và chùa chiền sao cho thật lộng lẫy uy nghiêm, người dân địa phương thường chuẩn bị những bữa ăn thịnh soạn để cúng tổ tiên rồi tiếp đó mới vui chơi thỏa thích. Nhiều khi lễ buộc chỉ cổ tay cũng được tiến hành như một hình thức chúc may mắn trong năm mới.
Tại cố đô Ayuthaya của nước Xiêm, người ta long trọng tổ chức rước tượng Phật và du khách sẽ được các chú voi vui đùa phun nước mát. Trong lúc ở tỉnh Đông bắc Nong Khai, người dân đón năm mới theo kiểu Thái-Lào trong các ngày 12-15/4 ở dọc dòng sông Mekong. Còn ở Hai Yai (miền Nam Thái Lan), khách du lịch có thể vừa thưởng thức tiệc tùng vừa chiêm ngưỡng cuộc thi “Nữ hoàng Songkran” nhân dịp này.
Các khu vực thu hút nhiều du khách lưu trú tại Bangkok bao gồm Siam Square, (gần giao lộ Ratchaprasong), đường Sukhumvit, Silom, khu vực là nơi có những địa điểm du lịch nổi tiếng như Chùa Ngọc, Hoàng cung), Khao San (khu phố Tây balô), Yaowarat (khu vực có đông người Hoa sinh sống), Phahurat - nơi tập trung nhiều người Ấn Độ.
Nếu đến Thái Lan vào dịp này, hãy nên thưởng thức những món ăn đặc trưng và khám phá nền văn hóa ẩm thực Thái, thường làm kinh ngạc du khách đúng như câu khẩu hiệu “Amazing Thailand - Always Amazes You” (Thái Lan kỳ diệu - Luôn làm bạn ngạc nhiên).
Tết Songkran còn là cơ hội để du khách quốc tế tham gia, tìm hiểu một nét đặc sắc trong nền văn hóa của xứ sở “chùa Vàng”./.
Ngọc Tiến/Bangkok (Vietnam+)