Từ ngày 1/6, tỉnh Thái Nguyên thực hiện việc dừng toàn bộ hoạt động khai thác cát sỏi trái phép trên hồ Núi Cốc.
Theo chủ trương của tỉnh, từ ngày 1/6, các phương tiện tàu thuyền khai thác cát sỏi sẽ không còn hoạt động trên lòng hồ; các bến cát ven hồ chỉ được hoạt động tối đa đến ngày 10/6.
Trong ngày đầu ra quân chấn chỉnh lại việc khai thác cát sỏi ở hồ Núi Cốc, các lực lượng liên ngành và chính quyền địa phương đã lập các tổ chốt để kiểm soát và sau ngày 10/6, cát sỏi vận chuyển từ hồ ra sẽ bị tịch thu, xử lý. Đây là việc làm cần thiết của tỉnh Thái Nguyên nhằm bảo vệ các giá trị của hồ Núi Cốc đối với thủy lợi, môi trường sinh thái và phát triển du lịch.
Trong khoảng hai năm trở lại đây, tại khu vực lòng hồ Núi Cốc có khoảng 200 tàu hút cát thường xuyên hoạt động.
Cùng với sự gia tăng nhanh chóng của các phương tiện khai thác cát sỏi, dọc đường ven hồ có tới trên 30 bến cát tự phát, hoạt động trái phép.
Theo thống kê chưa đầy đủ, hoạt động khai thác cát sỏi trái phép ở khu vực lòng hồ Núi Cốc có thời điểm thu hút gần 3.000 lao động.
Trong mùa cao điểm về xây dựng, khu vực lòng hồ Núi Cốc như một "đại công trường" khai thác cát sỏi, phá tan cảnh quan du lịch, gây ô nhiễm môi trường, làm thay đổi dòng chảy, đe dọa trực tiếp đến sự an toàn của khu vực chân đập, tiềm ẩn nhiều nguy cơ về tai nạn giao thông đường thủy...
Sự gia tăng của hoạt động khai thác cát sỏi trái phép một phần do có sự buông lỏng quản lý của ngành chức năng cũng như chính quyền địa phương.
Hồ Núi Cốc, thuộc địa bàn huyện Đại Từ và thành phố Thái Nguyên, có tổng diện tích mặt nước khoảng 25km2, ngoài mục đích chính cung cấp nước tưới cho trên 12.000ha đất sản xuất nông nghiệp, hàng năm hồ còn cung cấp 40-70 triệu m3 nước cho công nghiệp và dân sinh.
Đặc biệt, hồ Núi Cốc chứa đựng tiềm năng lớn về phát triển du lịch và bước đầu đã hình thành diện mạo của một khu du lịch sinh thái khá lớn.
Hiện tại, tỉnh Thái Nguyên đang xúc tiến triển khai dự án quy hoạch khu du lịch vùng hồ Núi Cốc nhằm đưa vùng hồ thành trung tâm du lịch của tỉnh và là một trong những trọng điểm du lịch của quốc gia trong những năm tới./.
Theo chủ trương của tỉnh, từ ngày 1/6, các phương tiện tàu thuyền khai thác cát sỏi sẽ không còn hoạt động trên lòng hồ; các bến cát ven hồ chỉ được hoạt động tối đa đến ngày 10/6.
Trong ngày đầu ra quân chấn chỉnh lại việc khai thác cát sỏi ở hồ Núi Cốc, các lực lượng liên ngành và chính quyền địa phương đã lập các tổ chốt để kiểm soát và sau ngày 10/6, cát sỏi vận chuyển từ hồ ra sẽ bị tịch thu, xử lý. Đây là việc làm cần thiết của tỉnh Thái Nguyên nhằm bảo vệ các giá trị của hồ Núi Cốc đối với thủy lợi, môi trường sinh thái và phát triển du lịch.
Trong khoảng hai năm trở lại đây, tại khu vực lòng hồ Núi Cốc có khoảng 200 tàu hút cát thường xuyên hoạt động.
Cùng với sự gia tăng nhanh chóng của các phương tiện khai thác cát sỏi, dọc đường ven hồ có tới trên 30 bến cát tự phát, hoạt động trái phép.
Theo thống kê chưa đầy đủ, hoạt động khai thác cát sỏi trái phép ở khu vực lòng hồ Núi Cốc có thời điểm thu hút gần 3.000 lao động.
Trong mùa cao điểm về xây dựng, khu vực lòng hồ Núi Cốc như một "đại công trường" khai thác cát sỏi, phá tan cảnh quan du lịch, gây ô nhiễm môi trường, làm thay đổi dòng chảy, đe dọa trực tiếp đến sự an toàn của khu vực chân đập, tiềm ẩn nhiều nguy cơ về tai nạn giao thông đường thủy...
Sự gia tăng của hoạt động khai thác cát sỏi trái phép một phần do có sự buông lỏng quản lý của ngành chức năng cũng như chính quyền địa phương.
Hồ Núi Cốc, thuộc địa bàn huyện Đại Từ và thành phố Thái Nguyên, có tổng diện tích mặt nước khoảng 25km2, ngoài mục đích chính cung cấp nước tưới cho trên 12.000ha đất sản xuất nông nghiệp, hàng năm hồ còn cung cấp 40-70 triệu m3 nước cho công nghiệp và dân sinh.
Đặc biệt, hồ Núi Cốc chứa đựng tiềm năng lớn về phát triển du lịch và bước đầu đã hình thành diện mạo của một khu du lịch sinh thái khá lớn.
Hiện tại, tỉnh Thái Nguyên đang xúc tiến triển khai dự án quy hoạch khu du lịch vùng hồ Núi Cốc nhằm đưa vùng hồ thành trung tâm du lịch của tỉnh và là một trong những trọng điểm du lịch của quốc gia trong những năm tới./.
Hoàng Thảo Nguyên (TTXVN/Vietnam+)