Theo Ngân hàng Trung ương Indonesia (BI), thâm hụt tài khoản vãng lai của nước này đã được cải thiện trong quý 3 năm nay, khi giảm từ 6,7 tỷ USD trong quý trước đó xuống mức ước tính 5,7 tỷ USD, tương đương 2,6% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
[Thâm hụt tài khoản vãng lai của Indonesia tăng cao]
Giám đốc phụ trách Nghiên cứu và Chính sách tiền tệ của BI, Perry Warjiyo cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do tăng trưởng nhập khẩu đã chậm lại trong quý 3.
Trong khi đó Cơ quan Thống kê Quốc gia Indonesia (BSP) cho biết xuất khẩu của nước này trong tháng Tám đã giảm 24% so với cùng kỳ năm 2011 và nhập khẩu cũng giảm 8%, lần giảm đầu tiên kể từ tháng 11/2009.
Nhờ đó cán cân thương mại trong tháng Tám đã thặng dư trở lại mức 250 triệu USD sau bốn tháng thâm hụt liên tiếp, trong đó tháng Bảy thâm hụt 180 triệu USD.
Giám đốc Doanh thu và Thương mại toàn cầu của ngân hàng HSBC Indonesia, Nirmala Salli dự báo xuất khẩu của đất nước “Vạn đảo” sẽ tăng trong ba tháng cuối cùng của năm nay, bởi nhu cầu
Đối với các mặt hàng như quần áo và giày dép thường tăng trong dịp Giáng sinh và Năm Mới, giúp cán cân thương mại tiếp tục được cải thiện, và thâm hụt tài khoản vãng lai trong quý 4 có thể giảm tiếp xuống 5,1 tỷ USD, hay 2,2% GDP.
Tuy nhiên, ông Perry Warjiyo lưu ý thâm hụt tài khoản vãng lai có thể tạo ra thâm hụt trong cán cân thanh toán chi tiêu nhiều hơn là thu vào, và tác động này có thể lớn hơn nếu các nhà đầu tư bắt đầu rút tiền. Và để đối phó BI sẽ phải sử dụng kho dự trữ ngoại tệ của mình.
Mặc dù vậy, ông Perry Warjiyo lạc quan rằng Indonesia sẽ thặng dư 1,5 tỷ USD trong cán cân thanh toán vào cuối năm nay, do đầu tư nước ngoài vẫn đổ vào mạnh mẽ để hưởng lợi từ triển vọng tăng trưởng cao của nền kinh tế Indonesia, có thể ở mức trên 6% trong năm nay, cũng như kết quả hoạt động khả quan của các công ty với lợi nhuận dự kiến sẽ tăng khoảng 20%.
BSP cho biết đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Indonesia đã tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái lên 5,92 tỷ USD trong quý 2 năm nay, dự trữ ngoại hối cũng tăng lên 110,17 tỷ USD vào cuối tháng 9/2012 từ mức 108,88 tỷ USD vào cuối tháng 8/2012, song vẫn thấp hơn mức kỷ lục 124,6 tỷ USD cùng kỳ năm 2011./.
[Thâm hụt tài khoản vãng lai của Indonesia tăng cao]
Giám đốc phụ trách Nghiên cứu và Chính sách tiền tệ của BI, Perry Warjiyo cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do tăng trưởng nhập khẩu đã chậm lại trong quý 3.
Trong khi đó Cơ quan Thống kê Quốc gia Indonesia (BSP) cho biết xuất khẩu của nước này trong tháng Tám đã giảm 24% so với cùng kỳ năm 2011 và nhập khẩu cũng giảm 8%, lần giảm đầu tiên kể từ tháng 11/2009.
Nhờ đó cán cân thương mại trong tháng Tám đã thặng dư trở lại mức 250 triệu USD sau bốn tháng thâm hụt liên tiếp, trong đó tháng Bảy thâm hụt 180 triệu USD.
Giám đốc Doanh thu và Thương mại toàn cầu của ngân hàng HSBC Indonesia, Nirmala Salli dự báo xuất khẩu của đất nước “Vạn đảo” sẽ tăng trong ba tháng cuối cùng của năm nay, bởi nhu cầu
Đối với các mặt hàng như quần áo và giày dép thường tăng trong dịp Giáng sinh và Năm Mới, giúp cán cân thương mại tiếp tục được cải thiện, và thâm hụt tài khoản vãng lai trong quý 4 có thể giảm tiếp xuống 5,1 tỷ USD, hay 2,2% GDP.
Tuy nhiên, ông Perry Warjiyo lưu ý thâm hụt tài khoản vãng lai có thể tạo ra thâm hụt trong cán cân thanh toán chi tiêu nhiều hơn là thu vào, và tác động này có thể lớn hơn nếu các nhà đầu tư bắt đầu rút tiền. Và để đối phó BI sẽ phải sử dụng kho dự trữ ngoại tệ của mình.
Mặc dù vậy, ông Perry Warjiyo lạc quan rằng Indonesia sẽ thặng dư 1,5 tỷ USD trong cán cân thanh toán vào cuối năm nay, do đầu tư nước ngoài vẫn đổ vào mạnh mẽ để hưởng lợi từ triển vọng tăng trưởng cao của nền kinh tế Indonesia, có thể ở mức trên 6% trong năm nay, cũng như kết quả hoạt động khả quan của các công ty với lợi nhuận dự kiến sẽ tăng khoảng 20%.
BSP cho biết đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Indonesia đã tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái lên 5,92 tỷ USD trong quý 2 năm nay, dự trữ ngoại hối cũng tăng lên 110,17 tỷ USD vào cuối tháng 9/2012 từ mức 108,88 tỷ USD vào cuối tháng 8/2012, song vẫn thấp hơn mức kỷ lục 124,6 tỷ USD cùng kỳ năm 2011./.
Việt Tú (TTXVN)