Chính phủ Nhật Bản ngày 22/10 thông báo thâm hụt thương mại trong nửa đầu tài khoá 2012 (từ tháng 4-9/2012) của nước này lên tới 3.219 tỷ yên, tăng tới 90,1% so với cùng kỳ năm trước.
Đây là mức cao nhất trong vòng hơn 30 năm qua, do xuất khẩu đình trệ vì kinh tế toàn cầu suy giảm, cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu và tình trạng nhập siêu mạnh của nước này.
Riêng tháng 9/2012, báo cáo sơ bộ của Bộ Tài chính cho biết thâm hụt ở mức 558,6 tỷ yên (7 tỷ USD), là tháng thứ ba liên tiếp ở “vạch đỏ” (âm), so với khoản thặng dư 288,8 tỷ yên của cùng kỳ năm trước, và cũng là tháng Chín đầu tiên bị thâm hụt kể từ khi Bộ Tài chính Nhật Bản bắt đầu công tác thống kê từ năm 1979. Trong tháng này, xuất khẩu của Nhật Bản giảm 10,3% so với cùng kỳ, trong khi nhập khẩu lại tăng 4,1%.
Xuất khẩu của Nhật Bản sang Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất của Nhật - giảm 14,1% do nhu cầu đối với xe cộ và các sản phẩm khác của Nhật giảm mạnh tại Trung Quốc. Điều này làm gia tăng mối lo ngại rằng căng thẳng ngoại giao giữa Nhật Bản với Trung Quốc, do liên quan đến quần đảo tranh chấp, sẽ làm xói mòn quan hệ kinh tế song phương.
Cũng trong tháng Chín, xuất khẩu hàng hoá của Nhật Bản sang Mỹ chỉ tăng 0,9%, trong khi xuất khẩu sang châu Âu giảm mạnh 21,1%. Mỹ và châu Âu là hai thị trường chủ chốt của hàng hóa Nhật.
Theo số liệu của chính phủ, xuất khẩu trong nửa đầu tài khoá giảm 2% so với cùng kỳ năm 2011 xuống 32.160,3 tỷ yên, đặc biệt là đối với các mặt hàng như thiết bị bán dẫn và các thiết bị điện tử khác xuất sang châu Âu (chủ yếu là Đức), sau khi cuộc khủng hoảng ở Khu vực sử dụng đồng tiền chung euro khiến nhu cầu tiêu dùng và tình hình kinh doanh ở khu vực này trở nên ảm đạm. Trong khi đó, nhập khẩu lại chứng kiến sự gia tăng 2,6% lên mức 35.379,3 tỷ yên.
Tranh chấp biển đảo giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã khiến hàng ngàn chuyến bay giữa hai bên bị đình lại, trong khi ba nhà sản xuất ôtô hàng đầu của Nhật Bản cho biết doanh thu của họ tại Trung Quốc đã sụt giảm mạnh trong tháng Chín, với Toyota giảm mạnh nhất (48,9%), Nissan và Honda cũng có các mức giảm tới hai con số.
Thương mại hai chiều giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Á đã đạt tới 340 tỷ USD trong năm 2011, và theo kinh tế gia trưởng Ryutaro Kono của BNP Paribas thì quan hệ xấu đi với Trung Quốc có thể là đòn giáng mạnh vào nền kinh tế Nhật Bản. "Nếu tình hình này tiếp tục kéo dài sang đầu năm tới thì Nhật Bản khó mà tránh khỏi một cuộc suy thoái kinh tế," ông Kono nhận định.
Trong khi đó, Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) Masaaki Shirakawa, cùng ngày cũng cảnh báo rằng tình hình kinh tế toàn cầu vẫn còn nhiều bất ổn trong bối cảnh tồn tại những rủi ro đối với vấn đề nợ công châu Âu và nhịp độ phục hồi chậm chạp của kinh tế Mỹ.
Phát biểu tại hội nghị hàng quý của lãnh đạo các chi nhánh của BOJ, ông Shirakawa cũng cho biết BOJ đang xúc tiến chính sách “nới lỏng tiền tệ mạnh mẽ” nhằm tăng cường nền tảng cho phát triển kinh tế. Vị Thống đốc này khẳng định cần phải quan tâm đầy đủ đến việc khủng hoảng nợ ở châu Âu tác động ra sao đến kinh tế Nhật Bản thông qua các thị trường vốn và tài chính.
Về tình hình kinh tế trong nước, ông Shirakawa cho rằng lĩnh vực xuất khẩu và sản xuất công nghiệp còn khá yếu do tác động của suy giảm kinh tế ở nước ngoài trong khi nhu cầu tiêu dùng nội địa vẫn còn mạnh mẽ do công cuộc tái thiết sau thảm hoạ động đất sóng thần hồi tháng 3/2011. Tuy nhiên, Thống đốc BOJ cho rằng kinh tế Nhật Bản sẽ trở lại “con đường phục hồi ổn định” do nhu cầu trong nước sẽ vẫn ở mức vững chắc và kinh tế thế giới dần khởi sắc.
Về lạm phát, ông Shirakawa cho biết sự thay đổi tỷ lệ theo năm của chỉ số giá tiêu dùng lõi (CPI) của Nhật Bản, trừ thực phẩm tươi, có thể sẽ duy trì ở mức 0% trong một thời gian, do hoạt động kinh tế được dự báo sẽ phục hồi.
Chính phủ Nhật Bản vừa cho biết đã bắt đầu thảo luận về các cải cách thuế cho tài khóa 2013 (bắt đầu từ tháng 4/2013), với một loạt đề xuất mới, trong đó có các giải pháp hỗ trợ cho người mua nhà và thúc đẩy doanh thu của ngành công nghiệp ôtô, kèm theo tăng thuế bán trong năm tới. Dự thảo về cải cách thuế sẽ được biên soạn vào tháng 12 tới./.
Đây là mức cao nhất trong vòng hơn 30 năm qua, do xuất khẩu đình trệ vì kinh tế toàn cầu suy giảm, cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu và tình trạng nhập siêu mạnh của nước này.
Riêng tháng 9/2012, báo cáo sơ bộ của Bộ Tài chính cho biết thâm hụt ở mức 558,6 tỷ yên (7 tỷ USD), là tháng thứ ba liên tiếp ở “vạch đỏ” (âm), so với khoản thặng dư 288,8 tỷ yên của cùng kỳ năm trước, và cũng là tháng Chín đầu tiên bị thâm hụt kể từ khi Bộ Tài chính Nhật Bản bắt đầu công tác thống kê từ năm 1979. Trong tháng này, xuất khẩu của Nhật Bản giảm 10,3% so với cùng kỳ, trong khi nhập khẩu lại tăng 4,1%.
Xuất khẩu của Nhật Bản sang Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất của Nhật - giảm 14,1% do nhu cầu đối với xe cộ và các sản phẩm khác của Nhật giảm mạnh tại Trung Quốc. Điều này làm gia tăng mối lo ngại rằng căng thẳng ngoại giao giữa Nhật Bản với Trung Quốc, do liên quan đến quần đảo tranh chấp, sẽ làm xói mòn quan hệ kinh tế song phương.
Cũng trong tháng Chín, xuất khẩu hàng hoá của Nhật Bản sang Mỹ chỉ tăng 0,9%, trong khi xuất khẩu sang châu Âu giảm mạnh 21,1%. Mỹ và châu Âu là hai thị trường chủ chốt của hàng hóa Nhật.
Theo số liệu của chính phủ, xuất khẩu trong nửa đầu tài khoá giảm 2% so với cùng kỳ năm 2011 xuống 32.160,3 tỷ yên, đặc biệt là đối với các mặt hàng như thiết bị bán dẫn và các thiết bị điện tử khác xuất sang châu Âu (chủ yếu là Đức), sau khi cuộc khủng hoảng ở Khu vực sử dụng đồng tiền chung euro khiến nhu cầu tiêu dùng và tình hình kinh doanh ở khu vực này trở nên ảm đạm. Trong khi đó, nhập khẩu lại chứng kiến sự gia tăng 2,6% lên mức 35.379,3 tỷ yên.
Tranh chấp biển đảo giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã khiến hàng ngàn chuyến bay giữa hai bên bị đình lại, trong khi ba nhà sản xuất ôtô hàng đầu của Nhật Bản cho biết doanh thu của họ tại Trung Quốc đã sụt giảm mạnh trong tháng Chín, với Toyota giảm mạnh nhất (48,9%), Nissan và Honda cũng có các mức giảm tới hai con số.
Thương mại hai chiều giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Á đã đạt tới 340 tỷ USD trong năm 2011, và theo kinh tế gia trưởng Ryutaro Kono của BNP Paribas thì quan hệ xấu đi với Trung Quốc có thể là đòn giáng mạnh vào nền kinh tế Nhật Bản. "Nếu tình hình này tiếp tục kéo dài sang đầu năm tới thì Nhật Bản khó mà tránh khỏi một cuộc suy thoái kinh tế," ông Kono nhận định.
Trong khi đó, Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) Masaaki Shirakawa, cùng ngày cũng cảnh báo rằng tình hình kinh tế toàn cầu vẫn còn nhiều bất ổn trong bối cảnh tồn tại những rủi ro đối với vấn đề nợ công châu Âu và nhịp độ phục hồi chậm chạp của kinh tế Mỹ.
Phát biểu tại hội nghị hàng quý của lãnh đạo các chi nhánh của BOJ, ông Shirakawa cũng cho biết BOJ đang xúc tiến chính sách “nới lỏng tiền tệ mạnh mẽ” nhằm tăng cường nền tảng cho phát triển kinh tế. Vị Thống đốc này khẳng định cần phải quan tâm đầy đủ đến việc khủng hoảng nợ ở châu Âu tác động ra sao đến kinh tế Nhật Bản thông qua các thị trường vốn và tài chính.
Về tình hình kinh tế trong nước, ông Shirakawa cho rằng lĩnh vực xuất khẩu và sản xuất công nghiệp còn khá yếu do tác động của suy giảm kinh tế ở nước ngoài trong khi nhu cầu tiêu dùng nội địa vẫn còn mạnh mẽ do công cuộc tái thiết sau thảm hoạ động đất sóng thần hồi tháng 3/2011. Tuy nhiên, Thống đốc BOJ cho rằng kinh tế Nhật Bản sẽ trở lại “con đường phục hồi ổn định” do nhu cầu trong nước sẽ vẫn ở mức vững chắc và kinh tế thế giới dần khởi sắc.
Về lạm phát, ông Shirakawa cho biết sự thay đổi tỷ lệ theo năm của chỉ số giá tiêu dùng lõi (CPI) của Nhật Bản, trừ thực phẩm tươi, có thể sẽ duy trì ở mức 0% trong một thời gian, do hoạt động kinh tế được dự báo sẽ phục hồi.
Chính phủ Nhật Bản vừa cho biết đã bắt đầu thảo luận về các cải cách thuế cho tài khóa 2013 (bắt đầu từ tháng 4/2013), với một loạt đề xuất mới, trong đó có các giải pháp hỗ trợ cho người mua nhà và thúc đẩy doanh thu của ngành công nghiệp ôtô, kèm theo tăng thuế bán trong năm tới. Dự thảo về cải cách thuế sẽ được biên soạn vào tháng 12 tới./.
Hữu Thắng - Lê Chi (TTXVN)