Một nguồn tin an ninh Lebanon ngày 25/3 cho biết nhóm điều tra quốc tế của Liên hợp quốc về vụ ám sát cựu Thủ tướng Lebanon Rafik al-Hariri đã yêu cầu tiến hành thẩm vấn sáu thành viên lực lượng vũ trang Hồi giáo Hezbollah ở Lebanon bị tình nghi liên quan đến vụ này.
Tạp chí Tấm gương, Đức, số ra tháng 5/2009 dẫn các nguồn thạo tin từ nhóm điều tra của Liên hợp quốc về vụ ám sát cựu Thủ tướng Hariri tiết lộ ủy ban này nghi ngờ lực lượng Hezbollah đứng sau vụ sát hại trên.
Tuy nhiên, Hezbollah cũng như bà Radhia Achouri, nữ phát ngôn viên của công tố viên tòa án Liên hợp quốc, đều từ chối bình luận thông tin nói trên. Bà Achuri nhấn mạnh do quá trình điều tra đang tiếp diễn nên không bình luận gì.
Ngay sau khi tờ Tấm gương đưa ra thông tin, Hezbollah cũng đã phủ nhận việc lực lượng này dính líu tới vụ sát hại ông Hariri.
Cũng trong năm 2009, tòa án Liên hợp quốc về Lebanon đã thả bốn quan chức Lebanon thân Syria sau bốn năm bị giam giữ vì không tìm thấy chứng cứ có liên quan đến vụ ám sát này.
Phản ứng ngay sau đó, Thủ lĩnh Hezbollah Sayyed Hassan Nasrallah nhấn mạnh việc thả những quan chức Lebanon trên là chứng cớ cho thấy vụ điều tra này không công bằng.
Vụ ám sát cựu Thủ tướng Hariri hồi tháng 2/2005 đã nhấn chìm Lebanon vào cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng nhất kể từ sau nội chiến 1975-1990. Lebanon cáo buộc Syria liên quan đến vụ ám sát này khiến quan hệ hai nước bị gián đoạn, tuy nhiên Syria đã bác bỏ những cáo buộc trên.
Cho đến nay tòa án Liên hợp quốc vẫn chưa chính thức kết tội ai là thủ phạm ám sát ông Hariri./.
Tạp chí Tấm gương, Đức, số ra tháng 5/2009 dẫn các nguồn thạo tin từ nhóm điều tra của Liên hợp quốc về vụ ám sát cựu Thủ tướng Hariri tiết lộ ủy ban này nghi ngờ lực lượng Hezbollah đứng sau vụ sát hại trên.
Tuy nhiên, Hezbollah cũng như bà Radhia Achouri, nữ phát ngôn viên của công tố viên tòa án Liên hợp quốc, đều từ chối bình luận thông tin nói trên. Bà Achuri nhấn mạnh do quá trình điều tra đang tiếp diễn nên không bình luận gì.
Ngay sau khi tờ Tấm gương đưa ra thông tin, Hezbollah cũng đã phủ nhận việc lực lượng này dính líu tới vụ sát hại ông Hariri.
Cũng trong năm 2009, tòa án Liên hợp quốc về Lebanon đã thả bốn quan chức Lebanon thân Syria sau bốn năm bị giam giữ vì không tìm thấy chứng cứ có liên quan đến vụ ám sát này.
Phản ứng ngay sau đó, Thủ lĩnh Hezbollah Sayyed Hassan Nasrallah nhấn mạnh việc thả những quan chức Lebanon trên là chứng cớ cho thấy vụ điều tra này không công bằng.
Vụ ám sát cựu Thủ tướng Hariri hồi tháng 2/2005 đã nhấn chìm Lebanon vào cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng nhất kể từ sau nội chiến 1975-1990. Lebanon cáo buộc Syria liên quan đến vụ ám sát này khiến quan hệ hai nước bị gián đoạn, tuy nhiên Syria đã bác bỏ những cáo buộc trên.
Cho đến nay tòa án Liên hợp quốc vẫn chưa chính thức kết tội ai là thủ phạm ám sát ông Hariri./.
(TTXVN/Vietnam+)