Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 tại Thủ đô tăng 0,61% so với tháng trước, tăng 17,07% so với cùng tháng năm ngoái. Nếu tính chung cả năm thì CPI của Hà Nội năm nay tăng 17,98% so với năm 2010.
Trong tháng 12, ngoại trừ nhóm hàng bưu chính viễn thông vẫn giữ nguyên, 10 nhóm hàng còn lại đều tăng so tháng trước. Đáng chú ý, trong khi hầu hết các nhóm hàng đều có chỉ số giá tăng dưới 1% thì có 2 nhóm hàng tăng trên 1% là nhóm may mặc, mũ nón, giầy dép và nhóm văn hóa, giải trí và du lịch.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, nguyên nhân khiến chỉ số giá tiêu dùng tháng này tăng là do mưa lũ ở các tỉnh miền Trung khiến giá gạo tăng. Thêm vào đó, một số nhóm hàng như đồ uống, thuốc lá, may mặc, giày dép, đồ dùng gia đình… đều tăng hơn so với tháng trước do nhu cầu tiêu dùng vào dịp lễ Noel, Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán sắp đến. Còn nếu tính cả năm thì nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống là nhóm hàng có chỉ số giá tăng cao nhất, tới 31,32%, trong đó, nhóm hàng thực phẩm tăng mạnh kéo dài suốt 8 tháng qua, chỉ đến tháng 9 mới có xu hướng giảm.
Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng bắt đầu từ tháng 9, CPI của Hà Nội đã có dấu hiệu hạ nhiệt sau nhiều tháng có tốc độ tăng trên 1%. Song mức giảm này diễn ra trong thời gian ngắn nên chưa đủ để kéo tốc độ tăng giá cả năm của Hà Nội xuống thấp vì tốc độ tăng giá năm 2011 vẫn ở mức cao, tới 17,98%, trong khi đó, năm 2010 mức tăng này là 9,05%.
Nguyên nhân của việc CPI giữ mức tăng trên 1% trong thời gian dài là do các tháng đầu năm, thị trường chịu sự tác động của việc tăng giá liên tục. Từ tháng 7 trở về trước, chỉ số giá tiêu dùng liên tục tăng cao với mức từ 1,3% đến trên 3%. Từ tháng 8 trở lại đây, CPI mới có dấu hiệu tăng chậm lại. Cụ thể: tháng 8 tăng 1,06%, tháng 9 tăng 0,2%, tháng 10 tăng 0,13% và tháng 11 tăng 0,29%, tháng 12 tăng 0,61%.
"Việc giá cả hàng hóa tăng liên tục, kéo dài, trước hết là do tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng khiến cho nguồn cung cấp hàng thực phẩm tươi sống cho thị trường bị giảm mạnh, giá thức ăn chăn nuôi trong nước tăng. Đồng thời, việc tăng giá xăng, điện trong những tháng đầu năm đã tác động dây chuyền đến việc tăng giá một loạt các hàng hóa tiêu dùng khác và tạo nên một mặt bằng giá mới. Đặc biệt, chi phí đầu vào của sản xuất tăng, trong đó, có một phần nguyên nhân là do áp lực vốn và lãi suất ngân hàng cao. Giá cả một số hàng hóa nguyên, nhiên, vật liệu trên thế giới tiếp tục có diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng không nhỏ đến mặt bằng giá trong nước" - Cục trưởng Cục Thống kê thành phố Hà Nội Công Xuân Mùi cho biết.
Cũng theo nhận xét của các chuyên gia kinh tế: Các biện pháp tích cực của Thành phố nhằm kiềm chế mức độ tăng giá, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội như: ứng vốn để thực hiện chương trình bình ổn giá đối với các mặt hàng thiết yếu, lập các điểm bán hàng ở khu vực ngoại thành và tại các chợ truyền thống, đưa hàng bình ổn tới các bếp ăn tập thể của các trường học, khu công nghiệp, các công ty trên địa bàn, yêu cầu các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn cam kết giữ giá bán ổn định trong thời gian thực hiện chương trình và phải thấp hơn tối thiểu 10% so với giá thị trường khi có biến động cung, cầu hàng hóa… đã dần phát huy tác dụng trong những tháng cuối năm.
Tuy không tính vào CPI nhưng trong tháng này, chỉ số giá vàng giảm 1,04% còn giá USD của Ngân hàng Ngoại thương tăng nhẹ ở mức 0,12 % so với tháng trước./.
Trong tháng 12, ngoại trừ nhóm hàng bưu chính viễn thông vẫn giữ nguyên, 10 nhóm hàng còn lại đều tăng so tháng trước. Đáng chú ý, trong khi hầu hết các nhóm hàng đều có chỉ số giá tăng dưới 1% thì có 2 nhóm hàng tăng trên 1% là nhóm may mặc, mũ nón, giầy dép và nhóm văn hóa, giải trí và du lịch.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, nguyên nhân khiến chỉ số giá tiêu dùng tháng này tăng là do mưa lũ ở các tỉnh miền Trung khiến giá gạo tăng. Thêm vào đó, một số nhóm hàng như đồ uống, thuốc lá, may mặc, giày dép, đồ dùng gia đình… đều tăng hơn so với tháng trước do nhu cầu tiêu dùng vào dịp lễ Noel, Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán sắp đến. Còn nếu tính cả năm thì nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống là nhóm hàng có chỉ số giá tăng cao nhất, tới 31,32%, trong đó, nhóm hàng thực phẩm tăng mạnh kéo dài suốt 8 tháng qua, chỉ đến tháng 9 mới có xu hướng giảm.
Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng bắt đầu từ tháng 9, CPI của Hà Nội đã có dấu hiệu hạ nhiệt sau nhiều tháng có tốc độ tăng trên 1%. Song mức giảm này diễn ra trong thời gian ngắn nên chưa đủ để kéo tốc độ tăng giá cả năm của Hà Nội xuống thấp vì tốc độ tăng giá năm 2011 vẫn ở mức cao, tới 17,98%, trong khi đó, năm 2010 mức tăng này là 9,05%.
Nguyên nhân của việc CPI giữ mức tăng trên 1% trong thời gian dài là do các tháng đầu năm, thị trường chịu sự tác động của việc tăng giá liên tục. Từ tháng 7 trở về trước, chỉ số giá tiêu dùng liên tục tăng cao với mức từ 1,3% đến trên 3%. Từ tháng 8 trở lại đây, CPI mới có dấu hiệu tăng chậm lại. Cụ thể: tháng 8 tăng 1,06%, tháng 9 tăng 0,2%, tháng 10 tăng 0,13% và tháng 11 tăng 0,29%, tháng 12 tăng 0,61%.
"Việc giá cả hàng hóa tăng liên tục, kéo dài, trước hết là do tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng khiến cho nguồn cung cấp hàng thực phẩm tươi sống cho thị trường bị giảm mạnh, giá thức ăn chăn nuôi trong nước tăng. Đồng thời, việc tăng giá xăng, điện trong những tháng đầu năm đã tác động dây chuyền đến việc tăng giá một loạt các hàng hóa tiêu dùng khác và tạo nên một mặt bằng giá mới. Đặc biệt, chi phí đầu vào của sản xuất tăng, trong đó, có một phần nguyên nhân là do áp lực vốn và lãi suất ngân hàng cao. Giá cả một số hàng hóa nguyên, nhiên, vật liệu trên thế giới tiếp tục có diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng không nhỏ đến mặt bằng giá trong nước" - Cục trưởng Cục Thống kê thành phố Hà Nội Công Xuân Mùi cho biết.
Cũng theo nhận xét của các chuyên gia kinh tế: Các biện pháp tích cực của Thành phố nhằm kiềm chế mức độ tăng giá, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội như: ứng vốn để thực hiện chương trình bình ổn giá đối với các mặt hàng thiết yếu, lập các điểm bán hàng ở khu vực ngoại thành và tại các chợ truyền thống, đưa hàng bình ổn tới các bếp ăn tập thể của các trường học, khu công nghiệp, các công ty trên địa bàn, yêu cầu các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn cam kết giữ giá bán ổn định trong thời gian thực hiện chương trình và phải thấp hơn tối thiểu 10% so với giá thị trường khi có biến động cung, cầu hàng hóa… đã dần phát huy tác dụng trong những tháng cuối năm.
Tuy không tính vào CPI nhưng trong tháng này, chỉ số giá vàng giảm 1,04% còn giá USD của Ngân hàng Ngoại thương tăng nhẹ ở mức 0,12 % so với tháng trước./.
Anh Tùng (TTXVN/Vietnam+)