Giới đầu tư chứng khoán Việt Nam đang rất thận trọng với quyết định đầu tư của mình trong thời điểm này. Sau những phiên tuột dốc mạnh của các chỉ số, lực mua trên thị trường đã suy yếu đáng kể khiến thanh khoản trên các sàn cũng đi xuống trầm trọng.
Diễn biến trên thị trường Việt Nam đang đi ngược xu thế của thế giới. Tại thị trường chứng khoán Mỹ, đóng cửa phiên giao dịch ngày 18/8 các chỉ số vẫn duy trì được sắc xanh, trong đó nhóm cổ phiếu ngành bán lẻ tăng khá mạnh. Tại châu Á và Âu sự lên xuống của các chỉ số vẫn đan xen nhau.
Với việc nâng tỷ giá VNĐ với USD của Ngân hàng Nhà nước đã động rất mạnh tới tâm lý giới đầu tư tại Việt Nam. Giới phân tích nhận định việc thay đổi tỷ giá này sẽ tạo ra nhiều tác động tích cực nhưng cũng ít thử thách cho các nhà đầu tư kinh tế.
Mở đầu phiên giao dịch ngày 19/8, diễn biến thị trường vẫn không có nhiều dấu hiệu thay đổi, bên cầu vẫn không hào hứng trong việc mua cổ phiếu khiến các đợt khớp lệnh diễn ra rất chậm. Kết thúc đợt 1, chỉ số VN-Index giảm 0,99 điểm và xuống 454,5 điểm.
Sau phiên “đổ đèo” của thị trường trong ngày hôm qua, nguồn cung từ các cổ phiếu giá rẻ có dấu hiệu cạn kiệt. Trong khi đó nhà đầu tư vẫn chưa hướng sự quan tâm tới các mã cổ phiếu lớn khiến cho thanh khoản trên cả hai sàn Nam-Bắc đều sụt giảm rất mạnh.
Tuy một số blue-chip như CTG, BVH, REE… vẫn giữ được sắc xanh nhưng vẫn không thể hoàn thành nhiệm vụ dẫn dắt thị trường đi lên. Hai mã cổ phiếu ngân hàng là EIB và STB tuy có lượng dư mua lớn nhưng đều ở mức giá thấp hoặc ngang mức tham chiếu.
Tỷ lệ mã xuống vẫn gấp hai lần mã tăng, cộng lực xuống của thị trường quá lớn nên VN-Index vẫn không thể thoát khỏi sắc đỏ.
Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN-Index giảm 3,26 điểm và xuống 452,23 điểm, thanh khoản thị trường đạt 31,54 triệu đơn vị, tương đương 873,75 tỷ đồng. Toàn sàn thành phố Hồ Chí Minh có 57 mã lên giá, 139 mã xuống giá và 60 mã đứng giá tham chiếu.
Tại sàn Hà Nội, diễn biến toàn phiên giao dịch cũng không có sự đột biến, chỉ số HNX-Index mang sắc đỏ ngay từ những đợt khớp lệnh đầu tiên. Các mã cổ phiếu trụ cột tiếp tục đi xuống, trong khi đó những mã họ nhà Vinaconex, Sông Đà hay Dầu khí cũng chưa thể tìm được thành công.
Toàn sàn Hà Nội khi kết thúc phiên có 86 mã lên giá, 186 mã xuống giá và 56 mã đứng giá tham chiếu. Chỉ số HNX-Index giảm 0,37 điểm và xuống 132,25 điểm, tổng khối lượng giao dịch đạt 25,25 triệu cổ phiếu, tương đương 664,85 tỷ đồng.
UPCoM-Index tại thời điểm 11 giờ giảm 0,56 điểm và xuống 48,31 điểm, khối lượng giao dịch đạt 161 nghìn đơn vị, giá trị tương ứng 2,1 tỷ đồng./
Diễn biến trên thị trường Việt Nam đang đi ngược xu thế của thế giới. Tại thị trường chứng khoán Mỹ, đóng cửa phiên giao dịch ngày 18/8 các chỉ số vẫn duy trì được sắc xanh, trong đó nhóm cổ phiếu ngành bán lẻ tăng khá mạnh. Tại châu Á và Âu sự lên xuống của các chỉ số vẫn đan xen nhau.
Với việc nâng tỷ giá VNĐ với USD của Ngân hàng Nhà nước đã động rất mạnh tới tâm lý giới đầu tư tại Việt Nam. Giới phân tích nhận định việc thay đổi tỷ giá này sẽ tạo ra nhiều tác động tích cực nhưng cũng ít thử thách cho các nhà đầu tư kinh tế.
Mở đầu phiên giao dịch ngày 19/8, diễn biến thị trường vẫn không có nhiều dấu hiệu thay đổi, bên cầu vẫn không hào hứng trong việc mua cổ phiếu khiến các đợt khớp lệnh diễn ra rất chậm. Kết thúc đợt 1, chỉ số VN-Index giảm 0,99 điểm và xuống 454,5 điểm.
Sau phiên “đổ đèo” của thị trường trong ngày hôm qua, nguồn cung từ các cổ phiếu giá rẻ có dấu hiệu cạn kiệt. Trong khi đó nhà đầu tư vẫn chưa hướng sự quan tâm tới các mã cổ phiếu lớn khiến cho thanh khoản trên cả hai sàn Nam-Bắc đều sụt giảm rất mạnh.
Tuy một số blue-chip như CTG, BVH, REE… vẫn giữ được sắc xanh nhưng vẫn không thể hoàn thành nhiệm vụ dẫn dắt thị trường đi lên. Hai mã cổ phiếu ngân hàng là EIB và STB tuy có lượng dư mua lớn nhưng đều ở mức giá thấp hoặc ngang mức tham chiếu.
Tỷ lệ mã xuống vẫn gấp hai lần mã tăng, cộng lực xuống của thị trường quá lớn nên VN-Index vẫn không thể thoát khỏi sắc đỏ.
Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN-Index giảm 3,26 điểm và xuống 452,23 điểm, thanh khoản thị trường đạt 31,54 triệu đơn vị, tương đương 873,75 tỷ đồng. Toàn sàn thành phố Hồ Chí Minh có 57 mã lên giá, 139 mã xuống giá và 60 mã đứng giá tham chiếu.
Tại sàn Hà Nội, diễn biến toàn phiên giao dịch cũng không có sự đột biến, chỉ số HNX-Index mang sắc đỏ ngay từ những đợt khớp lệnh đầu tiên. Các mã cổ phiếu trụ cột tiếp tục đi xuống, trong khi đó những mã họ nhà Vinaconex, Sông Đà hay Dầu khí cũng chưa thể tìm được thành công.
Toàn sàn Hà Nội khi kết thúc phiên có 86 mã lên giá, 186 mã xuống giá và 56 mã đứng giá tham chiếu. Chỉ số HNX-Index giảm 0,37 điểm và xuống 132,25 điểm, tổng khối lượng giao dịch đạt 25,25 triệu cổ phiếu, tương đương 664,85 tỷ đồng.
UPCoM-Index tại thời điểm 11 giờ giảm 0,56 điểm và xuống 48,31 điểm, khối lượng giao dịch đạt 161 nghìn đơn vị, giá trị tương ứng 2,1 tỷ đồng./
Ngọc Cương (Vietnam+)