Ngày 15/10, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và Công ty Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức thông xe cầu Sài Gòn 2.
Sau khi hoàn thành, cùng với cầu Sài Gòn hiện hữu, cầu Sài Gòn 2 sẽ góp phần lớn giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông từ phía xa lộ Hà Nội đi vào trung tâm thành phố.
Tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao chủ trương đúng của Thành phố Hồ Chí Minh trong xã hội hóa đầu tư xây dựng cơ bản; trong đó có công trình cầu Sài Gòn 2 được đầu tư theo hình thức B.T.
Phó Thủ tướng đề nghị, Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào thành phố. Từ kinh nghiệm và cách làm hiệu quả, hấp dẫn của mình, thành phố tham mưu cho Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải đưa ra những quy định hợp lý về xã hội hóa đầu tư nói chung, đồng thời thành phố cũng cần tăng cường áp dụng công nghệ xây dựng hiện đại, xây dựng các tập đoàn đầu tư chuyên sâu để làm nên những công trình có chất lượng lâu dài.
Cầu Sài Gòn 2 có tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng, được khởi công từ ngày 14/4/2012, có tuổi thọ thiết kế 100 năm, dài 987,32m, được thi công theo phương pháp phân khối đúc hẫng cân bằng, vận tốc thiết kế 80km/h.
Điểm đầu cầu kết nối với đường Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh, điếm cuối kết nối với dự án B.O.T mở rộng xa lộ Hà Nội, quận 2. Cầu Sài Gòn 2 được xây dựng về phía hạ lưu và song song với cầu Sài Gòn hiện hữu, khoảng cách giữa tim cầu Sài Gòn hiện nay và tim cầu Sài Gòn 2 là 26,6m.
Cả hai cây cầu này đều nằm trên trục giao thông huyết mạch, cửa ngõ phía Đông Bắc của Thành phố Hồ Chí Minh, nối liền thành phố với các tỉnh miền Đông Nam Bộ, miền Trung và miền Bắc, đảm bảo tính đồng bộ về quy mô với tuyến xa lộ Hà Nội sau khi được mở rộng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội thành phố và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Ông Nguyễn Hữu Tín, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Ủy ban nhân dân thành phố giao Sở Giao thông Vận tải đưa vào khai thác cầu Sài Gòn 2 gắn với công tác kiểm tra thường xuyên mặt cầu, điều tiết giao thông hợp lý cả cầu Sài Gòn 2 và Sài Gòn hiện hữu, đảm bảo tiến độ thi công mở rộng xa lộ Hà Nội và tuyến đường sắt đô thị Bến Thành - Suối Tiên./.
Sau khi hoàn thành, cùng với cầu Sài Gòn hiện hữu, cầu Sài Gòn 2 sẽ góp phần lớn giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông từ phía xa lộ Hà Nội đi vào trung tâm thành phố.
Tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao chủ trương đúng của Thành phố Hồ Chí Minh trong xã hội hóa đầu tư xây dựng cơ bản; trong đó có công trình cầu Sài Gòn 2 được đầu tư theo hình thức B.T.
Phó Thủ tướng đề nghị, Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào thành phố. Từ kinh nghiệm và cách làm hiệu quả, hấp dẫn của mình, thành phố tham mưu cho Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải đưa ra những quy định hợp lý về xã hội hóa đầu tư nói chung, đồng thời thành phố cũng cần tăng cường áp dụng công nghệ xây dựng hiện đại, xây dựng các tập đoàn đầu tư chuyên sâu để làm nên những công trình có chất lượng lâu dài.
Cầu Sài Gòn 2 có tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng, được khởi công từ ngày 14/4/2012, có tuổi thọ thiết kế 100 năm, dài 987,32m, được thi công theo phương pháp phân khối đúc hẫng cân bằng, vận tốc thiết kế 80km/h.
Điểm đầu cầu kết nối với đường Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh, điếm cuối kết nối với dự án B.O.T mở rộng xa lộ Hà Nội, quận 2. Cầu Sài Gòn 2 được xây dựng về phía hạ lưu và song song với cầu Sài Gòn hiện hữu, khoảng cách giữa tim cầu Sài Gòn hiện nay và tim cầu Sài Gòn 2 là 26,6m.
Cả hai cây cầu này đều nằm trên trục giao thông huyết mạch, cửa ngõ phía Đông Bắc của Thành phố Hồ Chí Minh, nối liền thành phố với các tỉnh miền Đông Nam Bộ, miền Trung và miền Bắc, đảm bảo tính đồng bộ về quy mô với tuyến xa lộ Hà Nội sau khi được mở rộng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội thành phố và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Ông Nguyễn Hữu Tín, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Ủy ban nhân dân thành phố giao Sở Giao thông Vận tải đưa vào khai thác cầu Sài Gòn 2 gắn với công tác kiểm tra thường xuyên mặt cầu, điều tiết giao thông hợp lý cả cầu Sài Gòn 2 và Sài Gòn hiện hữu, đảm bảo tiến độ thi công mở rộng xa lộ Hà Nội và tuyến đường sắt đô thị Bến Thành - Suối Tiên./.
Trần Xuân Tình (TTXVN)