Hội nghị tổng kết công tác thanh tra năm 2011 và triển khai nhiệm vụ năm 2012 đã diễn ra ngày 12/1 tại thành phố Đà Lạt.
Dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương những thành tích đã đạt được của ngành thanh tra trong năm 2011. Cùng với việc khắc phục một số hạn chế liên quan đến công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực; tình hình khiếu kiện, khiếu nại đông người, thu hồi tài sản, vật chất sau thanh tra còn ít...
Phó Thủ tướng cho rằng, phải kiên quyết hơn trong công tác thanh tra; hoạt động thanh tra góp phần to lớn hơn nữa vào việc “chỉnh đốn Đảng, chống suy thoái chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống...". Đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra cần hoàn thành các cuộc thanh tra với trách nhiệm cao; chú ý xử lý tốt công tác tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo, đồng thời quan tâm hơn nữa công tác tổ chức cán bộ của ngành.
Cùng với việc quan tâm đời sống của đội ngũ cán bộ thanh tra, Phó Thủ tướng yêu cầu cần xây dựng hoàn chỉnh quy chế hoạt động của ngành thanh tra; bồi dưỡng văn hóa, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thanh tra”…
Phát biểu tại hội nghị, ông Huỳnh Phong Tranh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ khẳng định, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động thanh tra vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, đó là kết luận thanh tra còn chậm, một số vụ việc khiếu nại tố cáo chưa được giải quyết kịp thời; hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng chưa cao, việc phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng chưa được đẩy mạnh...
Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh nhấn mạnh, những hạn chế này cần được đánh giá nghiêm túc, phân tích kỹ tại hội nghị, để rút kinh nghiệm, triển khai nhiệm vụ đạt kết quả tốt hơn trong thời gian tới.
Năm 2011, toàn ngành thanh tra đã triển khai được 75.600 cuộc thanh tra, kiểm tra trên các lĩnh vực quản lý nhà nước, quản lý kinh tế-xã hội, trong đó có gần 8.900 cuộc thanh tra hành chính, còn lại là các cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua đó, đã phát hiện thiếu sót, sai phạm về kinh tế với tổng số tiền hơn 8.500 tỷ đồng và hơn 268.400ha đất các loại. Ngoài kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước hơn 5.000 tỷ đồng và gần 12.000ha đất, xử phạt vi phạm hành chính hơn 8.000 tỷ đồng, Thanh tra còn kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính hơn 1.300 tập thể và gần 2.200 cá nhân, xử phạt vi phạm hành chính hơn 166.000 tổ chức, cá nhân và chuyển cơ quan điều tra xử lý 83 vụ việc, hơn 100 người.
Hội nghị đã tập trung thảo luận các nhiệm vụ, giải pháp năm 2012, trong đó cần tập trung thanh tra bộ, ngành Trung ương; thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; tăng cường thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước, quản lý kinh tế-xã hội của các sở, ban, ngành cấp tỉnh và Ủy ban Nhân dân các huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh. Các cơ quan thanh tra theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, quyết định sau thanh tra. Trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, cần thực hiện tốt công tác tiếp dân, xử lý đơn, thư; tập trung giải quyết khiếu nại, tố cáo, phấn đấu đạt tỉ lệ trên 85% đối với các vụ việc mới phát sinh…/.
Dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương những thành tích đã đạt được của ngành thanh tra trong năm 2011. Cùng với việc khắc phục một số hạn chế liên quan đến công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực; tình hình khiếu kiện, khiếu nại đông người, thu hồi tài sản, vật chất sau thanh tra còn ít...
Phó Thủ tướng cho rằng, phải kiên quyết hơn trong công tác thanh tra; hoạt động thanh tra góp phần to lớn hơn nữa vào việc “chỉnh đốn Đảng, chống suy thoái chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống...". Đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra cần hoàn thành các cuộc thanh tra với trách nhiệm cao; chú ý xử lý tốt công tác tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo, đồng thời quan tâm hơn nữa công tác tổ chức cán bộ của ngành.
Cùng với việc quan tâm đời sống của đội ngũ cán bộ thanh tra, Phó Thủ tướng yêu cầu cần xây dựng hoàn chỉnh quy chế hoạt động của ngành thanh tra; bồi dưỡng văn hóa, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thanh tra”…
Phát biểu tại hội nghị, ông Huỳnh Phong Tranh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ khẳng định, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động thanh tra vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, đó là kết luận thanh tra còn chậm, một số vụ việc khiếu nại tố cáo chưa được giải quyết kịp thời; hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng chưa cao, việc phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng chưa được đẩy mạnh...
Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh nhấn mạnh, những hạn chế này cần được đánh giá nghiêm túc, phân tích kỹ tại hội nghị, để rút kinh nghiệm, triển khai nhiệm vụ đạt kết quả tốt hơn trong thời gian tới.
Năm 2011, toàn ngành thanh tra đã triển khai được 75.600 cuộc thanh tra, kiểm tra trên các lĩnh vực quản lý nhà nước, quản lý kinh tế-xã hội, trong đó có gần 8.900 cuộc thanh tra hành chính, còn lại là các cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua đó, đã phát hiện thiếu sót, sai phạm về kinh tế với tổng số tiền hơn 8.500 tỷ đồng và hơn 268.400ha đất các loại. Ngoài kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước hơn 5.000 tỷ đồng và gần 12.000ha đất, xử phạt vi phạm hành chính hơn 8.000 tỷ đồng, Thanh tra còn kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính hơn 1.300 tập thể và gần 2.200 cá nhân, xử phạt vi phạm hành chính hơn 166.000 tổ chức, cá nhân và chuyển cơ quan điều tra xử lý 83 vụ việc, hơn 100 người.
Hội nghị đã tập trung thảo luận các nhiệm vụ, giải pháp năm 2012, trong đó cần tập trung thanh tra bộ, ngành Trung ương; thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; tăng cường thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước, quản lý kinh tế-xã hội của các sở, ban, ngành cấp tỉnh và Ủy ban Nhân dân các huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh. Các cơ quan thanh tra theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, quyết định sau thanh tra. Trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, cần thực hiện tốt công tác tiếp dân, xử lý đơn, thư; tập trung giải quyết khiếu nại, tố cáo, phấn đấu đạt tỉ lệ trên 85% đối với các vụ việc mới phát sinh…/.
Đặng Tuấn (TTXVN/Vietnam+)