Ngày 5/2, tại Cần Thơ, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ đã tổ chức Hội nghị tổng kết nhiệm vụ công tác năm 2012 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2013.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh, Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ chủ trì hội nghị.
Phát biểu tại hội nghị, thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh biểu dương Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các tỉnh, thành phố trong vùng Tây Nam Bộ, thành viên Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, thường trực ban chỉ đạo đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2012.
Phó Thủ tướng đánh giá cao kết quả tăng trưởng kinh tế của toàn vùng đạt gần 10%, đây là chỉ tiêu tăng trưởng cao hơn nhiều so bình quân chung của cả nước (bình quân chung của cả nước hiện nay là 5,02%).
Một số địa phương có mức tăng trưởng cao 10% trở lên là Bạc Liêu, Kiên Giang, Cần Thơ, Trà Vinh. Đặc biệt là Hậu Giang có chỉ tiêu 14,13%.
Mức thu nhập bình quân đầu người của toàn vùng trong năm 2012 tăng hơn 5,3 triệu đồng so với năm 2011, được Phó Thủ tướng đánh giá cao và cho đây là một con số rất ấn tượng và rất đáng ghi nhận trong bối cảnh kinh tế đất nước khó khăn như hiện nay.
Phó Thủ tướng cũng chỉ ra một số khó khăn hạn chế trong phát triển kinh tế xã hội của vùng Tây Nam Bộ như năm 2012 sản xuất kinh tế vùng Tây Nam Bộ tuy có tăng trưởng tốt, nhưng vẫn chưa phát triển bền vững. Một số cơ chế chính sách cho các sản phẩm trọng điểm quốc gia nghiên cứu vẫn còn chậm, chưa phù hợp với thực tiễn nên hiệu quả chưa cao. Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn chậm. Đặc biệt, việc phối hợp với các bộ, ngành, giữa bộ, ngành với địa phương vẫn còn chậm, chưa thực sự chủ động, chính vì vậy nên chưa phát huy tốt tiềm năng và lợi thế trong phát triển kinh tế xã hội của vùng.
Về nhiệm vụ công tác trong năm 2013, Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương vùng Tây Nam Bộ tiếp tục tập trung phát triển công nghiệp; tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất để tiêu thụ sản phẩm, tháo gỡ khó khăn cho các hoạt động của thị trường bất động sản gắn với việc xử lý nợ xấu trên địa bàn.
Các địa phương tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành triển khai kết luận số 51 của Hội nghị Trung ương 6 về đề án đổi mới căn bản toàn diện giáo dục-đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, nhất là đối với người có công, các đối tượng thuộc diện chính sách, các hộ nghèo, cận nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Bên cạnh đó, vùng Tây Nam Bộ cần gắn việc phát triển kinh tế xã hội với phát triển nông nghiệp, nông dân nông thôn và nông thôn mới. Đặc biệt, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đề nghị Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ tập trung, tích cực chăm lo đời sống cho người dân, đặc biệt là công tác chăm lo Tết cho người nghèo, phải bảo đảm cho người người có Tết và nhà nhà có Tết.
Trong năm 2013, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ đã xác định một số nhiệm vụ chủ yếu trong phát triển kinh tế, xã hội như phối hợp thực hiện hiệu qủa chỉ đạo của Trung ương về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; tập trung nghiên cứu, đề xuất các chính sách đặc thù cho vùng, xây dựng và trình Chính phủ Đề án liên kết vùng về phát triển sản xuất, tiêu thụ lúa gạo, trái cây, thủy sản và đào tạo nghề cho nông dân. Xây dựng cơ chế phát triển đảo Phú Quốc theo chỉ đạo Chính phủ…
Trong đó, Ban chỉ đạo Tây Nam bộ xác định một số chỉ tiêu cụ thể trong năm 2013 như GDP toàn vùng tăng trưởng 10 đến 11%; thu nhập bình quân đầu người tăng lên 37 triệu đồng/người/năm; tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 11 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2012. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn vùng lên 43%, giảm 2% tỷ lệ hộ nghèo, giải quyết việc làm cho khoảng 350.000 lao động. Tỷ lệ dân số đô thị sử dụng nước sạch đạt 95% và 90% dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh.
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, năm 2012 tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP của toàn vùng Tây Nam bộ đạt mức 9,98%; trừ Hậu Giang, hầu hết các tỉnh trong vùng đều không đạt mục tiêu đề ra. Thu nhập bình quân đầu người đạt 32,3 triệu đồng. Cơ cấu chuyển dịch kinh tế còn chậm, nông nghiệp chiếm hơn 38,2%, công nghiệp 25,8%, thương mại dịch vụ chiếm 35,8%.
Tuy nhiên trong năm qua, các tỉnh Tây Nam bộ đạt kết quả khá trong sản xuất nông nghiệp, trên 4 triệu ha lúa của toàn vùng đạt tổng sản lượng 24,3 triệu tấn, chiếm hơn một nửa cả nước, cao nhất trong các năm vừa qua. Sản lượng thủy sản đạt 3,36 triệu tấn, bằng 58% cả nước. Công nghiệp tăng 15% so với 2011, đạt hơn 157.000 tỷ đồng; tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ đạt hơn 428.000 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ./.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh, Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ chủ trì hội nghị.
Phát biểu tại hội nghị, thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh biểu dương Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các tỉnh, thành phố trong vùng Tây Nam Bộ, thành viên Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, thường trực ban chỉ đạo đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2012.
Phó Thủ tướng đánh giá cao kết quả tăng trưởng kinh tế của toàn vùng đạt gần 10%, đây là chỉ tiêu tăng trưởng cao hơn nhiều so bình quân chung của cả nước (bình quân chung của cả nước hiện nay là 5,02%).
Một số địa phương có mức tăng trưởng cao 10% trở lên là Bạc Liêu, Kiên Giang, Cần Thơ, Trà Vinh. Đặc biệt là Hậu Giang có chỉ tiêu 14,13%.
Mức thu nhập bình quân đầu người của toàn vùng trong năm 2012 tăng hơn 5,3 triệu đồng so với năm 2011, được Phó Thủ tướng đánh giá cao và cho đây là một con số rất ấn tượng và rất đáng ghi nhận trong bối cảnh kinh tế đất nước khó khăn như hiện nay.
Phó Thủ tướng cũng chỉ ra một số khó khăn hạn chế trong phát triển kinh tế xã hội của vùng Tây Nam Bộ như năm 2012 sản xuất kinh tế vùng Tây Nam Bộ tuy có tăng trưởng tốt, nhưng vẫn chưa phát triển bền vững. Một số cơ chế chính sách cho các sản phẩm trọng điểm quốc gia nghiên cứu vẫn còn chậm, chưa phù hợp với thực tiễn nên hiệu quả chưa cao. Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn chậm. Đặc biệt, việc phối hợp với các bộ, ngành, giữa bộ, ngành với địa phương vẫn còn chậm, chưa thực sự chủ động, chính vì vậy nên chưa phát huy tốt tiềm năng và lợi thế trong phát triển kinh tế xã hội của vùng.
Về nhiệm vụ công tác trong năm 2013, Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương vùng Tây Nam Bộ tiếp tục tập trung phát triển công nghiệp; tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất để tiêu thụ sản phẩm, tháo gỡ khó khăn cho các hoạt động của thị trường bất động sản gắn với việc xử lý nợ xấu trên địa bàn.
Các địa phương tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành triển khai kết luận số 51 của Hội nghị Trung ương 6 về đề án đổi mới căn bản toàn diện giáo dục-đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, nhất là đối với người có công, các đối tượng thuộc diện chính sách, các hộ nghèo, cận nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Bên cạnh đó, vùng Tây Nam Bộ cần gắn việc phát triển kinh tế xã hội với phát triển nông nghiệp, nông dân nông thôn và nông thôn mới. Đặc biệt, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đề nghị Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ tập trung, tích cực chăm lo đời sống cho người dân, đặc biệt là công tác chăm lo Tết cho người nghèo, phải bảo đảm cho người người có Tết và nhà nhà có Tết.
Trong năm 2013, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ đã xác định một số nhiệm vụ chủ yếu trong phát triển kinh tế, xã hội như phối hợp thực hiện hiệu qủa chỉ đạo của Trung ương về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; tập trung nghiên cứu, đề xuất các chính sách đặc thù cho vùng, xây dựng và trình Chính phủ Đề án liên kết vùng về phát triển sản xuất, tiêu thụ lúa gạo, trái cây, thủy sản và đào tạo nghề cho nông dân. Xây dựng cơ chế phát triển đảo Phú Quốc theo chỉ đạo Chính phủ…
Trong đó, Ban chỉ đạo Tây Nam bộ xác định một số chỉ tiêu cụ thể trong năm 2013 như GDP toàn vùng tăng trưởng 10 đến 11%; thu nhập bình quân đầu người tăng lên 37 triệu đồng/người/năm; tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 11 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2012. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn vùng lên 43%, giảm 2% tỷ lệ hộ nghèo, giải quyết việc làm cho khoảng 350.000 lao động. Tỷ lệ dân số đô thị sử dụng nước sạch đạt 95% và 90% dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh.
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, năm 2012 tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP của toàn vùng Tây Nam bộ đạt mức 9,98%; trừ Hậu Giang, hầu hết các tỉnh trong vùng đều không đạt mục tiêu đề ra. Thu nhập bình quân đầu người đạt 32,3 triệu đồng. Cơ cấu chuyển dịch kinh tế còn chậm, nông nghiệp chiếm hơn 38,2%, công nghiệp 25,8%, thương mại dịch vụ chiếm 35,8%.
Tuy nhiên trong năm qua, các tỉnh Tây Nam bộ đạt kết quả khá trong sản xuất nông nghiệp, trên 4 triệu ha lúa của toàn vùng đạt tổng sản lượng 24,3 triệu tấn, chiếm hơn một nửa cả nước, cao nhất trong các năm vừa qua. Sản lượng thủy sản đạt 3,36 triệu tấn, bằng 58% cả nước. Công nghiệp tăng 15% so với 2011, đạt hơn 157.000 tỷ đồng; tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ đạt hơn 428.000 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ./.
Thanh Sang (TTXVN)