Thói quen dùng nhiều kem dưỡng hay đơn giản là hay... gãi đầu cũng có thể góp phần làm hại làn da của bạn. Hãy đọc mấy lời khuyên dưới đây trước khi những thói quen xấu ảnh hưởng đến nhan sắc của bạn.
Không chạm vào mụn
Việc chạm liên tục vào mụn hay vết sẹo sẽ không làm tình hình khá hơn, mà chúng có thể vô tình gây ra nhiễm trùng hay những thứ phức tạp hơn. Nó cũng có thể làm vết sẹo khó lành hơn hay mụn bị sưng tấy hơn.
Hãy chắc chắn là bạn đã rửa sạch bàn tay của bạn trước khi chạm vào những vùng da đó và tốt hơn hết là nên áp dụng những biện pháp trị mụn và sẹo để có được kết quả tốt hơn.
Không cắn móng tay
Một số người có thói quen gặm nhấm móng tay mỗi khi bồn chồn hay lo lắng. Hành động tưởng chừng như vô hại này lại đem đến rất nhiều rủi ro phức tạp. Vi khuẩn sinh sống trên móng tay có thể qua đường miệng và đi vào trong dạ dày của bạn, khiến bạn dễ bị nhiễm bệnh hơn.
Do đó, hãy rửa tay sạch bằng nước ấm và xà phòng để diệt vi khuẩn. Đồng thời, bạn cũng nên cắt móng tay sạch sẽ để hạn chế thói quen xấu này.
Không gãi đầu quá nhiều
Việc bạn gãi đầu sẽ vô tình làm rơi bụi bẩn hay vảy gàu lên áo, hoặc vào vùng da dưới cổ, dưới gáy. Làn da dính nhiều bụi bẩn vì thế sẽ dễ bị tắc nghẽn lỗ chân lông, dẫn đến nổi mụn.
Vì vậy, hãy giữ cho mái tóc của bạn luôn sạch sẽ, và cố gắng không nên gãi đầu quá nhiều để tránh gây hại cho vùng da đầu và những vùng da khác trên cơ thể.
Không lạm dụng kem dưỡng da
Sử dụng sản phẩm dưỡng da sẽ giúp bạn có được một làn da đẹp và mịn màng, nhưng nếu quá lạm dụng thì hiệu quả sẽ ngược lại.
Nếu bạn thoa quá nhiều kem dưỡng thì nó sẽ không thể thẩm thấu sâu vào các mô tế bào, do đó da không thể hô hấp dẫn đến lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Đôi lúc điều này cũng xảy ra đối với làn da khô.
Tẩy trang trước khi đi ngủ
Đôi khi, bạn chỉ muốn đi ngủ ngay lập tức sau một ngày làm việc mệt nhoài mà không tẩy rửa lớp trang điểm trên mặt. Điều này rất nguy hiểm cho làn da của bạn.
Nếu bạn quên tẩy trang và rửa mặt kỹ trước khi đi ngủ thì bụi bẩn, lượng dầu tích tụ suốt cả một ngày sẽ bám và thấm vào da của bạn cả đêm. Da của bạn không thể hô hấp, tái tạo mô, tẩy tế bào chết trên bề mặt da và tái tạo lại tế bào mới được./.
Không chạm vào mụn
Việc chạm liên tục vào mụn hay vết sẹo sẽ không làm tình hình khá hơn, mà chúng có thể vô tình gây ra nhiễm trùng hay những thứ phức tạp hơn. Nó cũng có thể làm vết sẹo khó lành hơn hay mụn bị sưng tấy hơn.
Hãy chắc chắn là bạn đã rửa sạch bàn tay của bạn trước khi chạm vào những vùng da đó và tốt hơn hết là nên áp dụng những biện pháp trị mụn và sẹo để có được kết quả tốt hơn.
Không cắn móng tay
Một số người có thói quen gặm nhấm móng tay mỗi khi bồn chồn hay lo lắng. Hành động tưởng chừng như vô hại này lại đem đến rất nhiều rủi ro phức tạp. Vi khuẩn sinh sống trên móng tay có thể qua đường miệng và đi vào trong dạ dày của bạn, khiến bạn dễ bị nhiễm bệnh hơn.
Do đó, hãy rửa tay sạch bằng nước ấm và xà phòng để diệt vi khuẩn. Đồng thời, bạn cũng nên cắt móng tay sạch sẽ để hạn chế thói quen xấu này.
Không gãi đầu quá nhiều
Việc bạn gãi đầu sẽ vô tình làm rơi bụi bẩn hay vảy gàu lên áo, hoặc vào vùng da dưới cổ, dưới gáy. Làn da dính nhiều bụi bẩn vì thế sẽ dễ bị tắc nghẽn lỗ chân lông, dẫn đến nổi mụn.
Vì vậy, hãy giữ cho mái tóc của bạn luôn sạch sẽ, và cố gắng không nên gãi đầu quá nhiều để tránh gây hại cho vùng da đầu và những vùng da khác trên cơ thể.
Không lạm dụng kem dưỡng da
Sử dụng sản phẩm dưỡng da sẽ giúp bạn có được một làn da đẹp và mịn màng, nhưng nếu quá lạm dụng thì hiệu quả sẽ ngược lại.
Nếu bạn thoa quá nhiều kem dưỡng thì nó sẽ không thể thẩm thấu sâu vào các mô tế bào, do đó da không thể hô hấp dẫn đến lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Đôi lúc điều này cũng xảy ra đối với làn da khô.
Tẩy trang trước khi đi ngủ
Đôi khi, bạn chỉ muốn đi ngủ ngay lập tức sau một ngày làm việc mệt nhoài mà không tẩy rửa lớp trang điểm trên mặt. Điều này rất nguy hiểm cho làn da của bạn.
Nếu bạn quên tẩy trang và rửa mặt kỹ trước khi đi ngủ thì bụi bẩn, lượng dầu tích tụ suốt cả một ngày sẽ bám và thấm vào da của bạn cả đêm. Da của bạn không thể hô hấp, tái tạo mô, tẩy tế bào chết trên bề mặt da và tái tạo lại tế bào mới được./.
(Đẹp/Vietnam+)