Các nhà khảo cổ học vừa phát hiện hóa thạch chim cánh cụt khổng lồ có niên đại cách ngày nay khoảng 36 triệu năm tại khu vực Paracas Reserve bờ biển phía Đông Peru.
Loài chim cánh cụt này cao khoảng 1,5m, gấp đôi so với chim cánh cụt hiện đại, cơ thể được bao phủ bởi lớp lông vũ màu đỏ nâu và xám. Loài sinh vật này từng sinh sống ở khu vực nhiệt đới, sử dụng mỏ nhọn dài khoảng 18cm để bắt mồi.
Tiến sỹ Dan Ksepka thuộc Đại học North Carolina State (Mỹ) cho biết: "Sau khi làm các công tác khôi phục, chúng tôi có thể quan sát được một số lông vũ trên cánh của hóa thạch và một số lông phủ dùng để chống thấm và điều hòa nhiệt độ cơ thể như ở loài chim cánh cụt hiện đại. Tuy nhiên, những lông vũ trên không nhiều bằng lông vũ của chim cánh cụt hiện đại, thậm chí ít hơn so với một số loài chim cách cụt hiện đại."
Các nhà khoa học đã phán đoán lông vũ của hóa thạch loài chim cánh cụt mới được phát hiện có màu xám hoặc đỏ nâu qua nghiên cứu sắc tố trong hóa thạch lông vũ.
Qua nghiên cứu phân tích xương đầu của hóa thạch chim cánh cụt, các nhà khoa học đã biết được đây chính là hóa thạch của loài chim cánh cụt trưởng thành.
Nhà khảo cổ học Julia Clarke, thuộc Đại học Texas State cho biết trước khi phát hiện hóa thạch chim cánh cụt này, các nhà khoa học chưa có chứng cứ chứng minh hình dạng màu sắc của loài chim cánh cụt viễn cổ và cũng không có biện pháp tìm hiểu đặc trưng lông vũ của chúng.
Vì thế hóa thạch chim cánh cụt mới được phát hiện này đã mang lại cơ hội để các nhà khoa học giải đáp những thắc mắc xung quanh đặc trưng màu sắc lông vũ của chúng./.
Loài chim cánh cụt này cao khoảng 1,5m, gấp đôi so với chim cánh cụt hiện đại, cơ thể được bao phủ bởi lớp lông vũ màu đỏ nâu và xám. Loài sinh vật này từng sinh sống ở khu vực nhiệt đới, sử dụng mỏ nhọn dài khoảng 18cm để bắt mồi.
Tiến sỹ Dan Ksepka thuộc Đại học North Carolina State (Mỹ) cho biết: "Sau khi làm các công tác khôi phục, chúng tôi có thể quan sát được một số lông vũ trên cánh của hóa thạch và một số lông phủ dùng để chống thấm và điều hòa nhiệt độ cơ thể như ở loài chim cánh cụt hiện đại. Tuy nhiên, những lông vũ trên không nhiều bằng lông vũ của chim cánh cụt hiện đại, thậm chí ít hơn so với một số loài chim cách cụt hiện đại."
Các nhà khoa học đã phán đoán lông vũ của hóa thạch loài chim cánh cụt mới được phát hiện có màu xám hoặc đỏ nâu qua nghiên cứu sắc tố trong hóa thạch lông vũ.
Qua nghiên cứu phân tích xương đầu của hóa thạch chim cánh cụt, các nhà khoa học đã biết được đây chính là hóa thạch của loài chim cánh cụt trưởng thành.
Nhà khảo cổ học Julia Clarke, thuộc Đại học Texas State cho biết trước khi phát hiện hóa thạch chim cánh cụt này, các nhà khoa học chưa có chứng cứ chứng minh hình dạng màu sắc của loài chim cánh cụt viễn cổ và cũng không có biện pháp tìm hiểu đặc trưng lông vũ của chúng.
Vì thế hóa thạch chim cánh cụt mới được phát hiện này đã mang lại cơ hội để các nhà khoa học giải đáp những thắc mắc xung quanh đặc trưng màu sắc lông vũ của chúng./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)