Các chuyên gia khảo cổ học phát hiện hàng trăm hiện vật có niên đại từ 4.000 năm đến trên 10.000 năm vùi sâu dưới thung lũng bên dòng sông Tang tại Quảng Ngãi.
Ngày 23/2, tiến sỹ Đoàn Ngọc Khôi ở Bảo tàng Tổng hợp Quảng Ngãi cho biết, từ cuối tháng 11/2010 đến nay, Bảo tảng tổng hợp Quảng Ngãi phối hợp với Viện Khảo cổ học tiến hành khai quật (giai đoạn 1) với tổng diện tích 700 m2 tại nhiều địa điểm khảo cổ học ở thôn Trà Veo 2, Trà Veo 3, xã Trà Xinh, huyện Tây Trà (Quảng Ngãi).
Thung lũng trên sắp tới sẽ ngập sâu vĩnh viễn trong nước, sau khi diễn ra việc chặn dòng sông Tang để xây dựng hồ chứa nước Nước Trong.
Qua khai quật, các nhà khảo cổ học đã phát hiện hàng trăm hiện vật cổ xưa thuộc lớp văn hóa của cư dân đá cũ: công cụ ghè đẽo bằng đá có niên đại hơn 10.000 năm; lớp cư trú cư dân hậu kỳ đá mới - sơ kỳ kim khí gồm: đồ gốm, rìu đá mài lưỡi, cuốc rìu đá có vai, công cụ bàn mài, chày nghiền bằng đá… cách nay hơn 4.000 năm.
Các nhà khảo cổ cũng tìm thấy tại đây hiện vật thuộc lớp muộn của cư dân Sa Huỳnh gồm 6 mộ nồi kèm theo đồ tùy táng khuyên tai hai đầu thú. Nồi gốm được dùng làm mộ táng nằm một cụm trong hố khai quật, có niên đại hơn 2.000 năm.
Ngoài ra, các chuyên gia khai quật còn phát hiện ở lòng hồ Nước Trong lò luyện sắt của cư dân bản địa có niên đại khoảng thế kỷ thứ 6, qua phân tích, mẫu than trong lò luyện sắt này cách nay hơn 1.400 năm.
Phó giáo sư, tiến sỹ Trịnh Sinh (Viện Khảo cổ học Việt Nam) cho biết, đây là lần đầu tiên chúng tôi tìm thấy lớp cư dân đá cũ từng sinh sống, cư trú trên thượng nguồn sông Tang của Quảng Ngãi. Lớp văn hóa cư dân hậu kỳ đá mới - sơ kỳ kim khí đặc trưng về di vật đồ đá, gốm có mối quan hệ mật thiết với nền văn hóa hậu kỳ đá mới ở Tây Nguyên.
Từ các hiện vật đồ đá, gốm đã khai quật cho thấy nơi đây có dòng chảy văn hóa từ Tây Nguyên chuyển dịch dần xuống phía Đông Trường Sơn và từ địa điểm thung lũng sông Tang chuyển xuống đồng bằng duyên hải, hình thành văn hóa Sa Huỳnh ở vùng đồng bằng duyên hải miền Trung nói chung và Quảng Ngãi nói riêng.
Hiện nay Bảo tàng tổng hợp Quảng Ngãi cùng với Viện Khảo cổ học Việt Nam đang khẩn trương tiến hành khai quật giai đoạn 2 và giai đoạn 3 tại các địa điểm thuộc xã Trà Xinh và Trà Thọ, huyện Tây Trà trên diện tích 1.300 m2 như kế hoạch.
Tuy nhiên, do địa bàn đi lại khó khăn, phức tạp nên việc khai quật tại các địa điểm khảo cổ học được tiến hành chậm so với kế hoạch. Sở văn hóa, thể thao và du lịch Quảng Ngãi đã đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi cho phép lùi thời gian kết thúc khai quật điểm khảo cổ này đến ngày 30/5/2011./.
Ngày 23/2, tiến sỹ Đoàn Ngọc Khôi ở Bảo tàng Tổng hợp Quảng Ngãi cho biết, từ cuối tháng 11/2010 đến nay, Bảo tảng tổng hợp Quảng Ngãi phối hợp với Viện Khảo cổ học tiến hành khai quật (giai đoạn 1) với tổng diện tích 700 m2 tại nhiều địa điểm khảo cổ học ở thôn Trà Veo 2, Trà Veo 3, xã Trà Xinh, huyện Tây Trà (Quảng Ngãi).
Thung lũng trên sắp tới sẽ ngập sâu vĩnh viễn trong nước, sau khi diễn ra việc chặn dòng sông Tang để xây dựng hồ chứa nước Nước Trong.
Qua khai quật, các nhà khảo cổ học đã phát hiện hàng trăm hiện vật cổ xưa thuộc lớp văn hóa của cư dân đá cũ: công cụ ghè đẽo bằng đá có niên đại hơn 10.000 năm; lớp cư trú cư dân hậu kỳ đá mới - sơ kỳ kim khí gồm: đồ gốm, rìu đá mài lưỡi, cuốc rìu đá có vai, công cụ bàn mài, chày nghiền bằng đá… cách nay hơn 4.000 năm.
Các nhà khảo cổ cũng tìm thấy tại đây hiện vật thuộc lớp muộn của cư dân Sa Huỳnh gồm 6 mộ nồi kèm theo đồ tùy táng khuyên tai hai đầu thú. Nồi gốm được dùng làm mộ táng nằm một cụm trong hố khai quật, có niên đại hơn 2.000 năm.
Ngoài ra, các chuyên gia khai quật còn phát hiện ở lòng hồ Nước Trong lò luyện sắt của cư dân bản địa có niên đại khoảng thế kỷ thứ 6, qua phân tích, mẫu than trong lò luyện sắt này cách nay hơn 1.400 năm.
Phó giáo sư, tiến sỹ Trịnh Sinh (Viện Khảo cổ học Việt Nam) cho biết, đây là lần đầu tiên chúng tôi tìm thấy lớp cư dân đá cũ từng sinh sống, cư trú trên thượng nguồn sông Tang của Quảng Ngãi. Lớp văn hóa cư dân hậu kỳ đá mới - sơ kỳ kim khí đặc trưng về di vật đồ đá, gốm có mối quan hệ mật thiết với nền văn hóa hậu kỳ đá mới ở Tây Nguyên.
Từ các hiện vật đồ đá, gốm đã khai quật cho thấy nơi đây có dòng chảy văn hóa từ Tây Nguyên chuyển dịch dần xuống phía Đông Trường Sơn và từ địa điểm thung lũng sông Tang chuyển xuống đồng bằng duyên hải, hình thành văn hóa Sa Huỳnh ở vùng đồng bằng duyên hải miền Trung nói chung và Quảng Ngãi nói riêng.
Hiện nay Bảo tàng tổng hợp Quảng Ngãi cùng với Viện Khảo cổ học Việt Nam đang khẩn trương tiến hành khai quật giai đoạn 2 và giai đoạn 3 tại các địa điểm thuộc xã Trà Xinh và Trà Thọ, huyện Tây Trà trên diện tích 1.300 m2 như kế hoạch.
Tuy nhiên, do địa bàn đi lại khó khăn, phức tạp nên việc khai quật tại các địa điểm khảo cổ học được tiến hành chậm so với kế hoạch. Sở văn hóa, thể thao và du lịch Quảng Ngãi đã đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi cho phép lùi thời gian kết thúc khai quật điểm khảo cổ này đến ngày 30/5/2011./.
Nguyễn Đăng Lâm (Vietnam+)