Theo một kết quả nghiên cứu đăng tải trên tạp chí khoa học Nature, nhân loại đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng hàng loạt các loài lần thứ sáu trong lịch sử Trái Đất.
Nghiên cứu cho biết trong vòng hơn 540 triệu năm qua, đã có năm đợt "xóa sổ" lớn đối với các loài do các sự kiện thiên nhiên gây ra. Tuy nhiên, mối đe dọa lần này do con người, với việc đánh bắt, săn bắn quá mức, sự lây lan của vi trùng và virus, và tình trạng biến đổi khí hậu do khí thải nhà kính gây ra.
Các nhà cổ sinh học tại Đại học California ở Berkeley, Mỹ, nói rằng các bằng chứng từ các hóa thạch cho thấy trong năm vụ tuyệt chủng lớn trước đây, ít nhất 75% tất cả các loài động vật đã bị tiêu diệt.
Theo các nhà khoa học, trước khi diễn ra sự mở mang lớn của nhân loại cách đây 500 năm, sự tuyệt chủng đối với các loài động vật có vú rất hiếm hoi, trung bình cứ một triệu năm chỉ có hai loài biến mất. Nhưng chỉ trong vòng năm thế kỷ qua có ít nhất 80 trong số 5.570 loài động vật có vú đã bị biến mất. Rõ ràng đây là một lời cảnh báo rõ ràng về mối thảm họa đối với sự đa dạng sinh học.
Nhà khoa học Anthony Barnosky nói rằng: "Có vẻ tỷ lệ tuyệt chủng thời kỳ hiện đại giống như một đợt tuyệt chủng hàng loạt."
Dựa vào giả định cho rằng những loài bị xóa sổ và sự mất đa dạng sinh học tiếp tục không được kiểm soát, thì đợt tuyệt chủng hàng loạt lần thứ sáu có thể sẽ diễn ra trong vòng khoảng 3-22 thế kỷ nữa. Và so với những đợt tuyệt chủng trước thì tốc độ lần này sẽ diễn ra một cách nhanh chóng, ông Barnosky cho biết.
Các nhà khoa học nói rằng đợt tuyệt chủng lớn nhất trước đây xảy ra vào thời kỳ cuối của Kỷ Phấn trắng, cách đây khoảng 65 triệu năm, khi một ngôi sao chổi hoặc một mảnh thiên thạch rơi xuống bán đảo Yucatan, ngày nay là Mexico, tạo ra những cơn bão lửa phủ bụi khắp hành tinh. Có ít nhất 76% các loài đã bị chết, bao gồm cả các loài khủng long.
Cho đến nay, các nhà khoa học mới chỉ xác định được 1,9 triệu loài động vật trên hành tinh, và có khoảng 16-18 nghìn loài mới được đưa vào danh sách mỗi năm./.
Nghiên cứu cho biết trong vòng hơn 540 triệu năm qua, đã có năm đợt "xóa sổ" lớn đối với các loài do các sự kiện thiên nhiên gây ra. Tuy nhiên, mối đe dọa lần này do con người, với việc đánh bắt, săn bắn quá mức, sự lây lan của vi trùng và virus, và tình trạng biến đổi khí hậu do khí thải nhà kính gây ra.
Các nhà cổ sinh học tại Đại học California ở Berkeley, Mỹ, nói rằng các bằng chứng từ các hóa thạch cho thấy trong năm vụ tuyệt chủng lớn trước đây, ít nhất 75% tất cả các loài động vật đã bị tiêu diệt.
Theo các nhà khoa học, trước khi diễn ra sự mở mang lớn của nhân loại cách đây 500 năm, sự tuyệt chủng đối với các loài động vật có vú rất hiếm hoi, trung bình cứ một triệu năm chỉ có hai loài biến mất. Nhưng chỉ trong vòng năm thế kỷ qua có ít nhất 80 trong số 5.570 loài động vật có vú đã bị biến mất. Rõ ràng đây là một lời cảnh báo rõ ràng về mối thảm họa đối với sự đa dạng sinh học.
Nhà khoa học Anthony Barnosky nói rằng: "Có vẻ tỷ lệ tuyệt chủng thời kỳ hiện đại giống như một đợt tuyệt chủng hàng loạt."
Dựa vào giả định cho rằng những loài bị xóa sổ và sự mất đa dạng sinh học tiếp tục không được kiểm soát, thì đợt tuyệt chủng hàng loạt lần thứ sáu có thể sẽ diễn ra trong vòng khoảng 3-22 thế kỷ nữa. Và so với những đợt tuyệt chủng trước thì tốc độ lần này sẽ diễn ra một cách nhanh chóng, ông Barnosky cho biết.
Các nhà khoa học nói rằng đợt tuyệt chủng lớn nhất trước đây xảy ra vào thời kỳ cuối của Kỷ Phấn trắng, cách đây khoảng 65 triệu năm, khi một ngôi sao chổi hoặc một mảnh thiên thạch rơi xuống bán đảo Yucatan, ngày nay là Mexico, tạo ra những cơn bão lửa phủ bụi khắp hành tinh. Có ít nhất 76% các loài đã bị chết, bao gồm cả các loài khủng long.
Cho đến nay, các nhà khoa học mới chỉ xác định được 1,9 triệu loài động vật trên hành tinh, và có khoảng 16-18 nghìn loài mới được đưa vào danh sách mỗi năm./.
Khắc Hiếu/Washington (Vietnam+)