Theo kết quả khảo sát của hãng tin Bloomberg, các nhà giao dịch và giới phân tích ngành đường là những tác nhân chính tham gia đầu cơ giá xuống trước đồn đoán ngày càng gia tăng rằng cung sẽ vượt cầu lần đầu tiên trong vòng 4 năm qua, tạo ra tình trạng dư cung có thể kéo dài sang tới năm 2013.
Theo Ngân hàng UBS, sản lượng đường toàn cầu sẽ vượt cung khoảng 6 triệu tấn trong niên vụ 2011-2012 bắt đầu từ tháng này, tương đương 7 tháng nhu cầu của Mỹ. Trong khi Macquarie chỉ đưa ra con số 5,32 triệu tấn, thấp hơn nhiều so với dự báo 8,4 triệu tấn của Kingsman. Riêng Tổ chức đường quốc tế lại dự báo dư cung ở mức thấp nhất chỉ vào khoảng 4,2 triệu tấn.
Thị trường có khả năng dư cung khá lớn một phần còn do Nga, nước nhập khẩu đường lớn nhất thế giới sẽ giảm nhập khẩu khoảng 56% nhờ sản lượng trong nước tăng mạnh. Goldman Sachs Group Inc. dự đoán giá đường thô sẽ giảm 9,8% trong 6 tháng tới.
Năm nay giá đường thô tại New York đã giảm 17% và hướng tới đợt giảm giá tính theo năm mạnh nhất kể từ năm 2006. Giá đường đã tăng 18% lên 28,35 xu Mỹ/lb trong tuần kết thúc vào 17/10 do quan ngại lũ lụt tàn phá các cánh đồng mía của Thái Lan, nước xuất khẩu đường lớn thứ hai thế giới, sau Brazil.
Nhưng sau đó giá đường đã sụt trở lại khi Thai Sugar Trading Corp., nhà xuất khẩu đường lớn nhất thế giới của Thái Lan, nhận định sản lượng mía cao kỷ lục và hoạt động xuất khẩu không bị gián đoạn. Trong khi đó, giá đường trắng tại London cũng giảm 9% trong năm nay và có nhiều khả năng ghi dấu đợt giảm giá theo năm mạnh nhất kể từ năm 2003.
Giá đường tại New York đã giảm phiên thứ ba liên tiếp tính tới phiên cuối tuần 21/10 do triển vọng vụ mía đường bội thu ở Brazil, nước xuất khẩu đường lớn nhất thế giới. Nhà phân tích Sterling Smith từ Country Hedging cho rằng sản lượng được kỳ vọng tăng cao hơn và nguồn cung sẽ dồi dào hơn đã làm giới đầu tư hạn chế mua vào./.
Theo Ngân hàng UBS, sản lượng đường toàn cầu sẽ vượt cung khoảng 6 triệu tấn trong niên vụ 2011-2012 bắt đầu từ tháng này, tương đương 7 tháng nhu cầu của Mỹ. Trong khi Macquarie chỉ đưa ra con số 5,32 triệu tấn, thấp hơn nhiều so với dự báo 8,4 triệu tấn của Kingsman. Riêng Tổ chức đường quốc tế lại dự báo dư cung ở mức thấp nhất chỉ vào khoảng 4,2 triệu tấn.
Thị trường có khả năng dư cung khá lớn một phần còn do Nga, nước nhập khẩu đường lớn nhất thế giới sẽ giảm nhập khẩu khoảng 56% nhờ sản lượng trong nước tăng mạnh. Goldman Sachs Group Inc. dự đoán giá đường thô sẽ giảm 9,8% trong 6 tháng tới.
Năm nay giá đường thô tại New York đã giảm 17% và hướng tới đợt giảm giá tính theo năm mạnh nhất kể từ năm 2006. Giá đường đã tăng 18% lên 28,35 xu Mỹ/lb trong tuần kết thúc vào 17/10 do quan ngại lũ lụt tàn phá các cánh đồng mía của Thái Lan, nước xuất khẩu đường lớn thứ hai thế giới, sau Brazil.
Nhưng sau đó giá đường đã sụt trở lại khi Thai Sugar Trading Corp., nhà xuất khẩu đường lớn nhất thế giới của Thái Lan, nhận định sản lượng mía cao kỷ lục và hoạt động xuất khẩu không bị gián đoạn. Trong khi đó, giá đường trắng tại London cũng giảm 9% trong năm nay và có nhiều khả năng ghi dấu đợt giảm giá theo năm mạnh nhất kể từ năm 2003.
Giá đường tại New York đã giảm phiên thứ ba liên tiếp tính tới phiên cuối tuần 21/10 do triển vọng vụ mía đường bội thu ở Brazil, nước xuất khẩu đường lớn nhất thế giới. Nhà phân tích Sterling Smith từ Country Hedging cho rằng sản lượng được kỳ vọng tăng cao hơn và nguồn cung sẽ dồi dào hơn đã làm giới đầu tư hạn chế mua vào./.
Hoàng Hà (TTXVN/Vietnam+)