Thế hệ tiếp theo của người Philippines có thể sẽ thấp và nhẹ cân hơn nếu tỷ lệ suy dinh dưỡng ở nước này vẫn không được cải thiện.
Theo nghiên cứu mới nhất của Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng và Thực phẩm (FNRI), cứ ba trong mỗi 10 trẻ em Philippines từ 5 tuổi trở xuống là còi cọc hoặc quá thấp so với tuổi của chúng, trong khi hai trong mỗi 10 trẻ em ở cùng độ tuổi như vậy bị thiếu cân.
Giám đốc điều hành FNRI Tiến sỹ Mario Capanzana nói rằng điều "đáng báo động" là xu hướng thấp còi ở trẻ em có xu hướng tăng khi chúng lớn lên.
Ông Capanzana cho biết còi cọc, một điều kiện chủ yếu không dễ thay đổi được ở trẻ em, là một chỉ số suy dinh dưỡng mãn tính. Đó là một vấn đề nhiều nguyên nhân và chưa có giải pháp cho vấn đề này.
Ông lưu ý rằng nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, đã được các bà mẹ Philippines chọn trong những năm gần đây, là một trong những giải pháp chống còi cọc nhưng vẫn chưa đủ. Khi một đứa trẻ được 6 tháng tuổi, ngoài sữa mẹ các bà mẹ phải bổ sung thêm các loại thực phẩm chất lượng thích hợp.
Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thấp còi là 14,1% trong số trẻ từ 0-5 tháng tuổi và 16,2% trong số trẻ từ 6-11 tháng tuổi. Tỷ lệ chậm phát triển trong độ tuổi 1 năm tuổi là 33,6% và trong độ tuổi 2 năm là 39,3%. Tỷ lệ còi cọc cao nhất là ở trẻ em từ 3 tuổi trở lên với 41,5%.
Bên cạnh còi cọc, trẻ em từ 5 tuổi trở xuống cũng bị là thiếu cân. Theo ông Capanzana, tỷ lệ trẻ em thiếu cân cao nhất là ở độ tuổi từ 4-5 năm với mức 23,2%. Trong khi đó tỷ lệ trẻ em thiếu cân trong độ tuổi 2 năm là 21,8%, trong độ tuổi 3 năm là 21,7% và trong độ tuổi 1 năm là 19,5%.
Nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân trong khoảng từ 0-5 tháng tuổi là 12,4% và ở trẻ từ 6-11 tháng tuổi, 15,2%. Tuy nhiên, theo Giám đốc Capanzana, điều đáng mừng là ngày càng nhiều bà mẹ Philippines nhận thấy tầm quan trọng của việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng.
Năm 2011, tại Philippines tỷ lệ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ của trẻ sơ sinh trong ít nhất sáu tháng đạt 46,7%, một sự gia tăng đáng kể từ 35,9% trong năm 2008. Con số này gần đạt mục tiêu 50% trẻ em trong vòng 6 tháng đầu đời phải được nuôi bằng sữa mẹ do Tổ chức Y tế Thế giới đề ra vào năm 2025./.
Theo nghiên cứu mới nhất của Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng và Thực phẩm (FNRI), cứ ba trong mỗi 10 trẻ em Philippines từ 5 tuổi trở xuống là còi cọc hoặc quá thấp so với tuổi của chúng, trong khi hai trong mỗi 10 trẻ em ở cùng độ tuổi như vậy bị thiếu cân.
Giám đốc điều hành FNRI Tiến sỹ Mario Capanzana nói rằng điều "đáng báo động" là xu hướng thấp còi ở trẻ em có xu hướng tăng khi chúng lớn lên.
Ông Capanzana cho biết còi cọc, một điều kiện chủ yếu không dễ thay đổi được ở trẻ em, là một chỉ số suy dinh dưỡng mãn tính. Đó là một vấn đề nhiều nguyên nhân và chưa có giải pháp cho vấn đề này.
Ông lưu ý rằng nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, đã được các bà mẹ Philippines chọn trong những năm gần đây, là một trong những giải pháp chống còi cọc nhưng vẫn chưa đủ. Khi một đứa trẻ được 6 tháng tuổi, ngoài sữa mẹ các bà mẹ phải bổ sung thêm các loại thực phẩm chất lượng thích hợp.
Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thấp còi là 14,1% trong số trẻ từ 0-5 tháng tuổi và 16,2% trong số trẻ từ 6-11 tháng tuổi. Tỷ lệ chậm phát triển trong độ tuổi 1 năm tuổi là 33,6% và trong độ tuổi 2 năm là 39,3%. Tỷ lệ còi cọc cao nhất là ở trẻ em từ 3 tuổi trở lên với 41,5%.
Bên cạnh còi cọc, trẻ em từ 5 tuổi trở xuống cũng bị là thiếu cân. Theo ông Capanzana, tỷ lệ trẻ em thiếu cân cao nhất là ở độ tuổi từ 4-5 năm với mức 23,2%. Trong khi đó tỷ lệ trẻ em thiếu cân trong độ tuổi 2 năm là 21,8%, trong độ tuổi 3 năm là 21,7% và trong độ tuổi 1 năm là 19,5%.
Nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân trong khoảng từ 0-5 tháng tuổi là 12,4% và ở trẻ từ 6-11 tháng tuổi, 15,2%. Tuy nhiên, theo Giám đốc Capanzana, điều đáng mừng là ngày càng nhiều bà mẹ Philippines nhận thấy tầm quan trọng của việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng.
Năm 2011, tại Philippines tỷ lệ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ của trẻ sơ sinh trong ít nhất sáu tháng đạt 46,7%, một sự gia tăng đáng kể từ 35,9% trong năm 2008. Con số này gần đạt mục tiêu 50% trẻ em trong vòng 6 tháng đầu đời phải được nuôi bằng sữa mẹ do Tổ chức Y tế Thế giới đề ra vào năm 2025./.
Kim Dung/Kuala Lumpur (Vietnam+)