Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tính đến tháng Chín năm nay, đã có thêm ba mặt hàng là than đá, cao su và sắt thép có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.
Như vậy đến thời điểm này đã có 13 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch trên 1 tỷ USD, bao gồm giày dép, dệt may, dầu thô, thủy sản, đá quý kim loại quý và sản phẩm, gỗ và sản phẩm gỗ, điện tử, máy tính, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng, cao su, càphê, than đá, phương tiện vận tải và phụ tùng.
Có thể nói, thời gian qua, giá cả nhiều mặt hàng xuất khẩu được cải thiện đã góp phần vào sự tăng trưởng xuất khẩu trong chín tháng năm nay với tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 51,5 tỷ USD, tăng 23,2% so với cùng kỳ và gấp gần 4 lần so với chỉ tiêu kế hoạch đã được Quốc hội thông qua.
Chỉ tính riêng yếu tố tăng giá đã làm cho kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 2,5 tỷ USD. Hàng hóa xuất khẩu tập trung chủ yếu ở các thị trường châu Á với tỷ trọng khoảng 48%, tăng 28% so với cùng kỳ; trong đó, tỷ trọng khu vực ASEAN là 16,5%, tăng 15%.
Xuất khẩu sang châu Mỹ cũng khả quan, chiếm tỷ trọng khoảng 23%, tăng 24% so với cùng kỳ; trong đó xuất khẩu vào Mỹ chiếm tỷ trọng 19,5% và tăng 25%. Bên cạnh đó, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang châu Âu chiếm tỷ trọng khoảng 22%, tăng 14%; trong đó xuất khẩu vào EU chiếm tỷ trọng 15% và tăng 14,5%.
Nhập siêu tiếp tục giảm, ước chín tháng khoảng 8,85 tỷ USD, bằng xấp xỉ 16,7% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đây là tỷ lệ nhập siêu thấp nhất trong các năm qua.
Để xuất khẩu tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng cao và giảm nhập siêu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị ngành hải quan tiếp tục rà soát các thủ tục, tạo điều kiện thông thoáng, góp phần giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp trong nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài để sản xuất gia công hàng xuất khẩu.
Cùng với việc sớm triển khai đề án Chương trình hỗ trợ xuất khẩu, đẩy mạnh các hoạt động đàm phán song phương, đa phương nhằm mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu; các bộ ngành chức năng cần rà soát và đàm phán sâu hơn đối với các thỏa thuận ưu đãi thuế quan song phương giữa Việt Nam với các đối tác trong khu vực như Lào, Campuchia... cũng như đẩy mạnh triển khai các Hiệp định FTA đã ký kết và tận dụng lợi thế do các Hiệp định này mang lại.
Bên cạnh đó, các ngân hàng tiếp tục kiểm soát chặt chẽ việc cho vay ngoại tệ nhập khẩu, đặc biệt đối với Danh mục các mặt hàng không thiết yếu, hàng tiêu dùng không khuyến khích nhập khẩu; đồng thời xem xét việc nâng giá tính thuế tối thiểu đối với mặt hàng tiêu dùng không thiết yếu nằm trong Danh mục này.
Bộ Công Thương đẩy mạnh kiểm tra việc nhập khẩu các nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn hoặc tăng mạnh trong thời gian gần đây mà trong nước đã sản xuất được và có dấu hiệu dư thừa như sắt thép, phân bón, một số máy móc thiết bị phụ tùng.../.
Như vậy đến thời điểm này đã có 13 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch trên 1 tỷ USD, bao gồm giày dép, dệt may, dầu thô, thủy sản, đá quý kim loại quý và sản phẩm, gỗ và sản phẩm gỗ, điện tử, máy tính, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng, cao su, càphê, than đá, phương tiện vận tải và phụ tùng.
Có thể nói, thời gian qua, giá cả nhiều mặt hàng xuất khẩu được cải thiện đã góp phần vào sự tăng trưởng xuất khẩu trong chín tháng năm nay với tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 51,5 tỷ USD, tăng 23,2% so với cùng kỳ và gấp gần 4 lần so với chỉ tiêu kế hoạch đã được Quốc hội thông qua.
Chỉ tính riêng yếu tố tăng giá đã làm cho kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 2,5 tỷ USD. Hàng hóa xuất khẩu tập trung chủ yếu ở các thị trường châu Á với tỷ trọng khoảng 48%, tăng 28% so với cùng kỳ; trong đó, tỷ trọng khu vực ASEAN là 16,5%, tăng 15%.
Xuất khẩu sang châu Mỹ cũng khả quan, chiếm tỷ trọng khoảng 23%, tăng 24% so với cùng kỳ; trong đó xuất khẩu vào Mỹ chiếm tỷ trọng 19,5% và tăng 25%. Bên cạnh đó, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang châu Âu chiếm tỷ trọng khoảng 22%, tăng 14%; trong đó xuất khẩu vào EU chiếm tỷ trọng 15% và tăng 14,5%.
Nhập siêu tiếp tục giảm, ước chín tháng khoảng 8,85 tỷ USD, bằng xấp xỉ 16,7% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đây là tỷ lệ nhập siêu thấp nhất trong các năm qua.
Để xuất khẩu tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng cao và giảm nhập siêu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị ngành hải quan tiếp tục rà soát các thủ tục, tạo điều kiện thông thoáng, góp phần giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp trong nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài để sản xuất gia công hàng xuất khẩu.
Cùng với việc sớm triển khai đề án Chương trình hỗ trợ xuất khẩu, đẩy mạnh các hoạt động đàm phán song phương, đa phương nhằm mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu; các bộ ngành chức năng cần rà soát và đàm phán sâu hơn đối với các thỏa thuận ưu đãi thuế quan song phương giữa Việt Nam với các đối tác trong khu vực như Lào, Campuchia... cũng như đẩy mạnh triển khai các Hiệp định FTA đã ký kết và tận dụng lợi thế do các Hiệp định này mang lại.
Bên cạnh đó, các ngân hàng tiếp tục kiểm soát chặt chẽ việc cho vay ngoại tệ nhập khẩu, đặc biệt đối với Danh mục các mặt hàng không thiết yếu, hàng tiêu dùng không khuyến khích nhập khẩu; đồng thời xem xét việc nâng giá tính thuế tối thiểu đối với mặt hàng tiêu dùng không thiết yếu nằm trong Danh mục này.
Bộ Công Thương đẩy mạnh kiểm tra việc nhập khẩu các nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn hoặc tăng mạnh trong thời gian gần đây mà trong nước đã sản xuất được và có dấu hiệu dư thừa như sắt thép, phân bón, một số máy móc thiết bị phụ tùng.../.
Mai Phương (TTXVN/Vietnam+)