Sau khi Nhã nhạc Huế (Âm nhạc cung đình Việt Nam) được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại, một số bài bản nhạc cung đình đang lưu lạc, tản mác ngoài dân gian đã được Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế sưu tầm và khôi phục để trở lại phục vụ công chúng và khách du lịch.
Ông Trương Tuấn Hải, Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật Cung đình Huế cho biết đầu tháng 12/2012, sau hơn 6 tháng điền dã, nhóm nghiên cứu của Nhà hát Truyền thống Cung đình Huế đã hoàn thành giai đoạn I hồ sơ khoa học "Nghiên cứu bài bản Nhã nhạc Cung Ai." Đây là một bài bản Nhã nhạc thường được triều đình nhà Nguyễn sử dụng trong các dịp tế lễ và đám tang của hoàng gia.
Hiện tại, nhóm nghiên cứu đang tiến hành sưu tầm giai đoạn II của bản nhạc, đồng thời tập trung phân tích để hiểu một cách chính xác bài bản Cung Ai thuộc Đại nhạc hay Tiểu nhạc trong hệ thống Nhã nhạc Huế.
Sau đó, dự tính vào tháng 6/2013, bài bản này sẽ được đưa vào biểu diễn tại Duyệt Thị Đường thuộc Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế.
Trước đó, vở "Thái Bình cổ nhạc," được xem là viên ngọc quý trong nhã nhạc cung đình Huế cũng đã được sưu tầm, dàn dựng để phục vụ công chúng và khách du lịch. Thái Bình cổ nhạc là một tác phẩm nhạc lễ, do nhiều phần ghép lại với nhau, bao gồm: Tam luân cửu chuyển, giá một, giá hai, giá bảy, giá ký, quân đại, quân tiểu và mở cờ.
Nhạc cụ được sử dụng trong "Thái Bình cổ nhạc" chủ yếu trống và kèn, là hai loại nhạc cụ chủ yếu của dàn Đại nhạc triều Nguyễn. Mỗi phần là một nội dung hoàn chỉnh và độc lập nên có thể tách rời ra làm thành nhiều bài bản nhỏ riêng biệt. Đây là một tác phẩm nhã nhạc được các nghệ nhân cung đình sáng tác để phục vụ cho các tế lễ của triều đình. Sau đó, một số bài bản nhã nhạc đã bị thất truyền và tản mác trong dân gian cùng với sự cáo chung của nhà Nguyễn.
Nhiều năm qua, Nhà hát Truyền thống Cung đình Huế đã sưu tầm, dàn dựng và biểu diễn trên 40 bài nhạc lễ. Nhà hát đã xây dựng nhiều tiết mục múa cung đình đặc sắc như: "Lục cúng hoa đăng," "Nữ tướng xuất quân," "Lân mẫu xuất lân nhi"...; các trích đoạn tuồng cung đình tiêu biểu trong vở "Sơn hậu," "Tam nữ đồ vương," "Quần phương tập khánh."
Nhiều tiết mục của nhà hát tham gia biểu diễn phục vụ công chúng và khách du lịch tài các kỳ festival và liên hoan nghệ thuật trong nước và quốc tế.../.
Ông Trương Tuấn Hải, Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật Cung đình Huế cho biết đầu tháng 12/2012, sau hơn 6 tháng điền dã, nhóm nghiên cứu của Nhà hát Truyền thống Cung đình Huế đã hoàn thành giai đoạn I hồ sơ khoa học "Nghiên cứu bài bản Nhã nhạc Cung Ai." Đây là một bài bản Nhã nhạc thường được triều đình nhà Nguyễn sử dụng trong các dịp tế lễ và đám tang của hoàng gia.
Hiện tại, nhóm nghiên cứu đang tiến hành sưu tầm giai đoạn II của bản nhạc, đồng thời tập trung phân tích để hiểu một cách chính xác bài bản Cung Ai thuộc Đại nhạc hay Tiểu nhạc trong hệ thống Nhã nhạc Huế.
Sau đó, dự tính vào tháng 6/2013, bài bản này sẽ được đưa vào biểu diễn tại Duyệt Thị Đường thuộc Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế.
Trước đó, vở "Thái Bình cổ nhạc," được xem là viên ngọc quý trong nhã nhạc cung đình Huế cũng đã được sưu tầm, dàn dựng để phục vụ công chúng và khách du lịch. Thái Bình cổ nhạc là một tác phẩm nhạc lễ, do nhiều phần ghép lại với nhau, bao gồm: Tam luân cửu chuyển, giá một, giá hai, giá bảy, giá ký, quân đại, quân tiểu và mở cờ.
Nhạc cụ được sử dụng trong "Thái Bình cổ nhạc" chủ yếu trống và kèn, là hai loại nhạc cụ chủ yếu của dàn Đại nhạc triều Nguyễn. Mỗi phần là một nội dung hoàn chỉnh và độc lập nên có thể tách rời ra làm thành nhiều bài bản nhỏ riêng biệt. Đây là một tác phẩm nhã nhạc được các nghệ nhân cung đình sáng tác để phục vụ cho các tế lễ của triều đình. Sau đó, một số bài bản nhã nhạc đã bị thất truyền và tản mác trong dân gian cùng với sự cáo chung của nhà Nguyễn.
Nhiều năm qua, Nhà hát Truyền thống Cung đình Huế đã sưu tầm, dàn dựng và biểu diễn trên 40 bài nhạc lễ. Nhà hát đã xây dựng nhiều tiết mục múa cung đình đặc sắc như: "Lục cúng hoa đăng," "Nữ tướng xuất quân," "Lân mẫu xuất lân nhi"...; các trích đoạn tuồng cung đình tiêu biểu trong vở "Sơn hậu," "Tam nữ đồ vương," "Quần phương tập khánh."
Nhiều tiết mục của nhà hát tham gia biểu diễn phục vụ công chúng và khách du lịch tài các kỳ festival và liên hoan nghệ thuật trong nước và quốc tế.../.
Quốc Việt (TTXVN)