Từ đầu năm tới nay, giá thép trên thị trường liên tục tăng. Hầu hết các chủ đầu tư xây dựng đều phải gồng mình đối phó với cơn bão giá này. Trong khi đó, cánh buôn thép lại đang có những ngày “thấp thỏm” chờ giá.
Nằm im ngóng giá
Hiện giá bán thép xây dựng giao tại nhà máy, chưa trừ chiết khấu và chưa có thuế giá trị gia tăng phổ biến ở mức từ 12-12,8 triệu đồng/tấn, tùy từng vùng miền, tăng khoảng 600.000 đồng/tấn so với thời điểm đầu năm.
Ngoài thị trường, giá bán lẻ thép xây dựng tăng khoảng 100.000-300.000 đồng/tấn so với giá của nhà máy.
Thăm dò một số đại lý phân phối thép tại khu vực Đê La Thành (Hà Nội), chúng tôi đều nhận được tiếng thở dài của hầu hết các cửa hàng.
Theo chị Trần Thị Thúy, chủ cửa hàng thép An Khánh (117 Đê La Thành, Hà Nội), từ đầu năm tới nay, thép đã liên tục tăng giá. Lần gần nhất mới cách đây vài hôm, thép đã tăng thêm hơn 200.000 đồng/tấn.
Chị Thúy khẳng định, giá thép liên tục “leo thang” khiến những đại lý kinh doanh phải nhập hàng "nhỏ giọt" để “ngó nghiêng” xu hướng thị trường trong thời gian tới rồi mới dám quyết định.
“Mấy hôm nay, cửa hàng không dám ôm hàng nhiều như trước nữa. Tôi muốn cân nhắc kỹ tình hình lên xuống của giá rồi mới dám tiếp tục nhập thép về,” chị Thúy cho hay.
Cùng tâm tư này, anh Tuấn, chủ cửa hàng thép tại đường Nguyễn Chí Thanh nhận định, với tình hình giá thép thay đổi nhanh như hiện nay thì việc “nằm im” chờ giá là tình trạng phổ biến tại nhiều nơi.
“Hiện chúng tôi không dám nhập hàng ngay mà chủ yếu bán mặt hàng tồn kho, thiếu mặt hàng nào thì bổ sung cốt duy trì tình hình buôn bán,” anh Tuấn khẳng định.
Tình trạng này không chỉ xảy ra với những hộ kinh doanh mà còn đang dần lan sang với một số người dân có nhu cầu xây dựng.
Theo anh Tuấn, những ngày này có không ít người tới cửa hàng đều chỉ để tham khảo giá mà không có ý định mua hàng.
“Mấy ngày nay việc buôn bán vẫn còn khá trầm lắng. Nếu bình ổn được giá thì mới mong thị trường sôi động hơn,” anh Tuấn nhận định.
Chủ đầu tư, nhà thầu “ngậm đắng nuốt cay”
Căng thẳng nhất thời gian này vẫn là cánh chủ đầu tư và chủ thầu xây dựng nhỏ lẻ.
Ông Trần Tâm, nhà tại số 72 Tô Hiệu (Cầu Giấy), chỉ tay về phía căn nhà 4 tầng đang xây thở dài: “Giá vật liệu xây dựng cứ tăng vùn vụt thế này thì tiền phụ trội cũng lên đáng kể. Đấy là chưa kể các chi phí khác như điện, xăng dầu cũng đua nhau leo thang. Chỉ khổ người dân xây dựng như chúng tôi.”
Ông Tâm tính toán, từ khi xây nhà tới giờ, riêng chi phí thép đã khiến ông mất thêm mấy chục triệu so với tính toán ban đầu.
“Cứ với tình trạng này thì không biết tới bao giờ giá thép mới hạ nhiệt đây,” ông Tâm than thở.
Đau đầu hơn cả thời gian này có lẽ phải kể đến những chủ thầu đã lỡ ôm công trình theo hình thức hợp đồng trọn gói [Chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu bằng đúng giá ghi trong hợp đồng khi nhà thầu hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng, nhà thầu phải hoàn toàn chịu khoản chi phí do giá vật liệu xây dựng tăng – PV].
Anh Lê Minh Tuyển, một nhà thầu đang làm tại Công ty cổ phần xây dựng Formach (Thanh Trì, Hà Nội) cho biết, khổ nhất vẫn là cánh xây dựng nhỏ như anh.
“Chi phí công trình mình phải tuân thủ theo đúng hợp đồng nên lời lỗ thế nào phụ thuộc cả vào giá vật liệu. Tình hình giá thép tăng liên miên thế này thì có lẽ chỉ làm không công,” anh Tuyển tâm sự.
Chia sẻ nỗi niềm này, anh Long (Công ty tư vấn và quản lý xây dựng TLD, Thanh Xuân, Hà Nội) than thở: “Có thể tốn thêm thời gian một chút nhưng công trình lớn dù sao vẫn có thể đàm phán lại chi phí hòng đuổi kịp giá thép thị trường. Còn thầu nhỏ như chúng tôi chỉ biết ngậm đắng nuốt cay mà tự bỏ phí phụ trội.”
Bàn về vấn đề này, ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, cho rằng việc thép tăng giá đã nằm trong dự đoán bởi thời gian gần đây, giá thép chịu áp lực tăng giá của nhiều yếu tố đầu vào.
“Giá các mặt hàng nhập khẩu như phôi thép, than mỡ, than cốc và quặng sắt trên thế giới thời gian này đều có chiều hướng tăng nhanh nên việc tác động tới giá thép là khó tránh khỏi,” ông Cường nhận định.
Ông Cường cũng cho biết thêm, hiện giá nguyên liệu trên thị trường có thể vẫn tăng trong thời gian tới. Các công ty ở hai nước xuất khẩu quặng lớn nhất thế giới là Brazin và Australia (chiếm 75% lượng quặng sắt của thế giới) đang đòi tăng giá quặng sắt lên 40%-50% so với năm ngoái. Giá than mỡ và than cốc cũng tăng mạnh, có thể sẽ tăng 70-80% so với giá vài tháng trước đây.
Tuy nhiên, ông Cường tỏ ra khá lạc quan bởi theo ông, dự trữ phôi thép cho sản xuất thép tháng 3/2010 lên tới 420.000-450.000 tấn.
“Với số lượng dự trữ này có thể đáp ứng đủ cho nhu cầu thép xây dựng của cả nước trong tháng 3 và tháng 4/2010,” ông Cường khẳng định./.
Nằm im ngóng giá
Hiện giá bán thép xây dựng giao tại nhà máy, chưa trừ chiết khấu và chưa có thuế giá trị gia tăng phổ biến ở mức từ 12-12,8 triệu đồng/tấn, tùy từng vùng miền, tăng khoảng 600.000 đồng/tấn so với thời điểm đầu năm.
Ngoài thị trường, giá bán lẻ thép xây dựng tăng khoảng 100.000-300.000 đồng/tấn so với giá của nhà máy.
Thăm dò một số đại lý phân phối thép tại khu vực Đê La Thành (Hà Nội), chúng tôi đều nhận được tiếng thở dài của hầu hết các cửa hàng.
Theo chị Trần Thị Thúy, chủ cửa hàng thép An Khánh (117 Đê La Thành, Hà Nội), từ đầu năm tới nay, thép đã liên tục tăng giá. Lần gần nhất mới cách đây vài hôm, thép đã tăng thêm hơn 200.000 đồng/tấn.
Chị Thúy khẳng định, giá thép liên tục “leo thang” khiến những đại lý kinh doanh phải nhập hàng "nhỏ giọt" để “ngó nghiêng” xu hướng thị trường trong thời gian tới rồi mới dám quyết định.
“Mấy hôm nay, cửa hàng không dám ôm hàng nhiều như trước nữa. Tôi muốn cân nhắc kỹ tình hình lên xuống của giá rồi mới dám tiếp tục nhập thép về,” chị Thúy cho hay.
Cùng tâm tư này, anh Tuấn, chủ cửa hàng thép tại đường Nguyễn Chí Thanh nhận định, với tình hình giá thép thay đổi nhanh như hiện nay thì việc “nằm im” chờ giá là tình trạng phổ biến tại nhiều nơi.
“Hiện chúng tôi không dám nhập hàng ngay mà chủ yếu bán mặt hàng tồn kho, thiếu mặt hàng nào thì bổ sung cốt duy trì tình hình buôn bán,” anh Tuấn khẳng định.
Tình trạng này không chỉ xảy ra với những hộ kinh doanh mà còn đang dần lan sang với một số người dân có nhu cầu xây dựng.
Theo anh Tuấn, những ngày này có không ít người tới cửa hàng đều chỉ để tham khảo giá mà không có ý định mua hàng.
“Mấy ngày nay việc buôn bán vẫn còn khá trầm lắng. Nếu bình ổn được giá thì mới mong thị trường sôi động hơn,” anh Tuấn nhận định.
Chủ đầu tư, nhà thầu “ngậm đắng nuốt cay”
Căng thẳng nhất thời gian này vẫn là cánh chủ đầu tư và chủ thầu xây dựng nhỏ lẻ.
Ông Trần Tâm, nhà tại số 72 Tô Hiệu (Cầu Giấy), chỉ tay về phía căn nhà 4 tầng đang xây thở dài: “Giá vật liệu xây dựng cứ tăng vùn vụt thế này thì tiền phụ trội cũng lên đáng kể. Đấy là chưa kể các chi phí khác như điện, xăng dầu cũng đua nhau leo thang. Chỉ khổ người dân xây dựng như chúng tôi.”
Ông Tâm tính toán, từ khi xây nhà tới giờ, riêng chi phí thép đã khiến ông mất thêm mấy chục triệu so với tính toán ban đầu.
“Cứ với tình trạng này thì không biết tới bao giờ giá thép mới hạ nhiệt đây,” ông Tâm than thở.
Đau đầu hơn cả thời gian này có lẽ phải kể đến những chủ thầu đã lỡ ôm công trình theo hình thức hợp đồng trọn gói [Chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu bằng đúng giá ghi trong hợp đồng khi nhà thầu hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng, nhà thầu phải hoàn toàn chịu khoản chi phí do giá vật liệu xây dựng tăng – PV].
Anh Lê Minh Tuyển, một nhà thầu đang làm tại Công ty cổ phần xây dựng Formach (Thanh Trì, Hà Nội) cho biết, khổ nhất vẫn là cánh xây dựng nhỏ như anh.
“Chi phí công trình mình phải tuân thủ theo đúng hợp đồng nên lời lỗ thế nào phụ thuộc cả vào giá vật liệu. Tình hình giá thép tăng liên miên thế này thì có lẽ chỉ làm không công,” anh Tuyển tâm sự.
Chia sẻ nỗi niềm này, anh Long (Công ty tư vấn và quản lý xây dựng TLD, Thanh Xuân, Hà Nội) than thở: “Có thể tốn thêm thời gian một chút nhưng công trình lớn dù sao vẫn có thể đàm phán lại chi phí hòng đuổi kịp giá thép thị trường. Còn thầu nhỏ như chúng tôi chỉ biết ngậm đắng nuốt cay mà tự bỏ phí phụ trội.”
Bàn về vấn đề này, ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, cho rằng việc thép tăng giá đã nằm trong dự đoán bởi thời gian gần đây, giá thép chịu áp lực tăng giá của nhiều yếu tố đầu vào.
“Giá các mặt hàng nhập khẩu như phôi thép, than mỡ, than cốc và quặng sắt trên thế giới thời gian này đều có chiều hướng tăng nhanh nên việc tác động tới giá thép là khó tránh khỏi,” ông Cường nhận định.
Ông Cường cũng cho biết thêm, hiện giá nguyên liệu trên thị trường có thể vẫn tăng trong thời gian tới. Các công ty ở hai nước xuất khẩu quặng lớn nhất thế giới là Brazin và Australia (chiếm 75% lượng quặng sắt của thế giới) đang đòi tăng giá quặng sắt lên 40%-50% so với năm ngoái. Giá than mỡ và than cốc cũng tăng mạnh, có thể sẽ tăng 70-80% so với giá vài tháng trước đây.
Tuy nhiên, ông Cường tỏ ra khá lạc quan bởi theo ông, dự trữ phôi thép cho sản xuất thép tháng 3/2010 lên tới 420.000-450.000 tấn.
“Với số lượng dự trữ này có thể đáp ứng đủ cho nhu cầu thép xây dựng của cả nước trong tháng 3 và tháng 4/2010,” ông Cường khẳng định./.
Xuân Dũng - Mạnh Hùng