Xu hướng giảm giá tiếp tục được ghi nhận ở tất cả các phân khúc sản phẩm trên thị trường bất động sản quý 1/2012.
Báo cáo của nhiều công ty tư vấn bất động sản uy tín có mặt trên thị trường đều có chung nhận định do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, do thiếu nguồn vốn để phát triển, lạm phát trong nước vẫn ở mức cao và chính sách thắt chặt tài chính tiền tệ đang tiếp tục tác động tiêu cực lên hoạt động của thị trường bất động sản.
Trong khi đó, việc cắt giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa mang lại nhiều dấu hiệu tích cực để hỗ trợ và vực dậy thị trường địa ốc.
Giai đoạn này xuất hiện nhiều giao dịch mua bán và sáp nhập (M&A) của các doanh nghiệp, các chủ đầu tư những dự án khu phức hợp, căn hộ chung cư, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, văn phòng cho thuê... Đơn cử, Tập đoàn Đất Xanh Group mua lại 4 dự án từ các nhà đầu tư trong nước gồm dự án Majestic (ở Biên Hòa, Đồng Nai), Bella (ở Thành phố Hồ Chí Minh), Gold Hill (ở Trảng Bom, Đồng Nai) và Marina (ở Bình Dương).
Tập đoàn Thiên Minh Group mua lại chuỗi 5 khách sạn và khu nghỉ dưỡng mang tên Victoria tại Việt Nam và Campuchia của Công ty EEM Victoria Ltd Co (Hong Kong). Công ty JSM Indochina nhượng lại 7.400m2 thuộc dự án Peninsula tại quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh với giá 11 triệu USD cho Công ty cổ phần Sao Sáng Saigon...
Thông tin mới nhất từ Công ty tư vấn bất động sản Colliers International Việt Nam cho thấy trong quý I/2012, nguồn cung căn hộ để bán ồ ạt gia nhập thị trường, tại Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 119.000 căn, tăng 37% so với cùng kỳ năm 2011 và tại Hà Nội là khoảng 2.100 căn hộ với 70% là căn hộ cao cấp. Vì thế, không những tình hình giao dịch gặp rất nhiều khó khăn, mà giá bán cũng tiếp tục giảm thấp.
Giá chào bán trung bình tại Thành phố Hồ Chí Minh dao động trong biên độ từ 690 đến 2.000 USD/m2. So với năm 2011, mức giá căn hộ cao cấp giảm khoảng 40%, căn hộ trung cấp và bình dân giảm tương ứng từ 30% đến 27%.
Tại Hà Nội, giá bán căn hộ chung cư bình dân, trung cấp và cao cấp dao động ở mức từ 1.000 đến xấp xỉ 2.000 USD/m2. So với quý IV/2011, mức giá căn hộ bình dân giảm khoảng 10%, hạng trung cấp giảm 13% và hạng cao cấp giảm 12% như dự án Indochina Plaza Hanoi (IPH) hay Star City...
Đánh giá triển vọng của phân khúc căn hộ, bà Renee Kha, Phó Giám đốc nghiên cứu và tư vấn Colliers International tại Việt Nam cho biết giai đoạn từ 2012-2015 dự kiến khoảng 45.000 căn hộ của 90 dự án sẽ tiếp tục gia nhập thị trường bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh. Các dự án tập trung chủ yếu tại quận Nhà Bè, Bình Chánh, quận 9, quận 7 và quận 2. Với số lượng lớn như vậy, giá bán dự kiến sẽ tiếp tục giảm mạnh trong quý tới.
Trong khi đó, ở Hà Nội, những giao dịch thành công hiện tại phần lớn đều nằm ở phân khúc trung cấp hoặc bình dân với diện tích nhỏ từ 50 đến 70m2, có giá từ 1,5 đến 2 tỷ đồng. Song đây lại là những sản phẩm chưa có nhiều trên thị trường. Do đó, triển vọng lạc quan của phân khúc này ở cả Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đều rất ít điểm sáng.
Diễn biến tương tự với phân khúc văn phòng cho thuê. Thị trường Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận, tổng nguồn cung diện tích văn phòng hiện tại khoảng 1,94 triệu m2, tăng 7% so với năm 2011, trong đó, 90% là văn phòng hạng B và C với mức giá thuê trung bình ở tất cả các hạng là 25,5 USD/m2/tháng, giảm 7,4% với năm 2011.
Tại Hà Nội, trong quý 1/2012, diện tích văn phòng trống vẫn còn khá nhiều, song vẫn tiếp tục đón nhận thêm gần 95.000m2 văn phòng hạng A từ dự án Keangnam Palace Landmark Tower và gần 74.000m2 từ dự án FLC Landmark Tower, Thăng Long Tower và tòa nhà Nam Cường Office.
Trước sức ép về diện tích văn phòng trống và số lượng thêm mới, giá thuê trung bình văn phòng hạng A tiếp tục giảm còn 40,3 USD/m2/tháng, công suất thuê chỉ đạt trên 91%, còn hạng A có mức giá thuê xấp xỉ 23 USD/m2/tháng với công suất thuê đạt gần 84%.
Rõ ràng, thị trường văn phòng ở cả Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội sẽ tiếp tục phải đối mặt với áp lực cạnh tranh cao, do khó khăn về kinh tế vĩ mô, do thiếu nguồn vốn phát triển và sức ép từ nguồn cung tương lai lớn. Điều đó đồng nghĩa với việc giá thuê trung bình sẽ còn giảm tiếp trong quý II/2012.
Đây không phải là điểm sáng của thị trường bất động sản trong tương lai gần, ông Dane Moodie, Giám đốc Marketing và phát triển dự án , Colliers International Việt Nam nhận định.
Duy nhất có thị trường mặt bằng bán lẻ vẫn giữ được sự ổn định về tình hình giao dịch, với mức công suất thuê đạt trên 90%, giá thuê trung bình khoảng trên 70 USD/m2/tháng ở Thành phố Hồ Chí Minh và thấp hơn ở Hà Nội. Yếu tố để duy trì sự ổn định lại là do ít có nguồn cung mới gia nhập thị trường.
Tuy nhiên, trong tương lai gần, đây là phân khúc nhiều lạc quan nhất của thị trường bất động sản, bởi sức hấp dẫn và khả năng thu hút ngày các nhiều các thương hiệu phân phối và bán lẻ uy tín trên thế giới như Takashimaya, Aeon và Temasek.../.
Báo cáo của nhiều công ty tư vấn bất động sản uy tín có mặt trên thị trường đều có chung nhận định do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, do thiếu nguồn vốn để phát triển, lạm phát trong nước vẫn ở mức cao và chính sách thắt chặt tài chính tiền tệ đang tiếp tục tác động tiêu cực lên hoạt động của thị trường bất động sản.
Trong khi đó, việc cắt giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa mang lại nhiều dấu hiệu tích cực để hỗ trợ và vực dậy thị trường địa ốc.
Giai đoạn này xuất hiện nhiều giao dịch mua bán và sáp nhập (M&A) của các doanh nghiệp, các chủ đầu tư những dự án khu phức hợp, căn hộ chung cư, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, văn phòng cho thuê... Đơn cử, Tập đoàn Đất Xanh Group mua lại 4 dự án từ các nhà đầu tư trong nước gồm dự án Majestic (ở Biên Hòa, Đồng Nai), Bella (ở Thành phố Hồ Chí Minh), Gold Hill (ở Trảng Bom, Đồng Nai) và Marina (ở Bình Dương).
Tập đoàn Thiên Minh Group mua lại chuỗi 5 khách sạn và khu nghỉ dưỡng mang tên Victoria tại Việt Nam và Campuchia của Công ty EEM Victoria Ltd Co (Hong Kong). Công ty JSM Indochina nhượng lại 7.400m2 thuộc dự án Peninsula tại quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh với giá 11 triệu USD cho Công ty cổ phần Sao Sáng Saigon...
Thông tin mới nhất từ Công ty tư vấn bất động sản Colliers International Việt Nam cho thấy trong quý I/2012, nguồn cung căn hộ để bán ồ ạt gia nhập thị trường, tại Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 119.000 căn, tăng 37% so với cùng kỳ năm 2011 và tại Hà Nội là khoảng 2.100 căn hộ với 70% là căn hộ cao cấp. Vì thế, không những tình hình giao dịch gặp rất nhiều khó khăn, mà giá bán cũng tiếp tục giảm thấp.
Giá chào bán trung bình tại Thành phố Hồ Chí Minh dao động trong biên độ từ 690 đến 2.000 USD/m2. So với năm 2011, mức giá căn hộ cao cấp giảm khoảng 40%, căn hộ trung cấp và bình dân giảm tương ứng từ 30% đến 27%.
Tại Hà Nội, giá bán căn hộ chung cư bình dân, trung cấp và cao cấp dao động ở mức từ 1.000 đến xấp xỉ 2.000 USD/m2. So với quý IV/2011, mức giá căn hộ bình dân giảm khoảng 10%, hạng trung cấp giảm 13% và hạng cao cấp giảm 12% như dự án Indochina Plaza Hanoi (IPH) hay Star City...
Đánh giá triển vọng của phân khúc căn hộ, bà Renee Kha, Phó Giám đốc nghiên cứu và tư vấn Colliers International tại Việt Nam cho biết giai đoạn từ 2012-2015 dự kiến khoảng 45.000 căn hộ của 90 dự án sẽ tiếp tục gia nhập thị trường bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh. Các dự án tập trung chủ yếu tại quận Nhà Bè, Bình Chánh, quận 9, quận 7 và quận 2. Với số lượng lớn như vậy, giá bán dự kiến sẽ tiếp tục giảm mạnh trong quý tới.
Trong khi đó, ở Hà Nội, những giao dịch thành công hiện tại phần lớn đều nằm ở phân khúc trung cấp hoặc bình dân với diện tích nhỏ từ 50 đến 70m2, có giá từ 1,5 đến 2 tỷ đồng. Song đây lại là những sản phẩm chưa có nhiều trên thị trường. Do đó, triển vọng lạc quan của phân khúc này ở cả Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đều rất ít điểm sáng.
Diễn biến tương tự với phân khúc văn phòng cho thuê. Thị trường Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận, tổng nguồn cung diện tích văn phòng hiện tại khoảng 1,94 triệu m2, tăng 7% so với năm 2011, trong đó, 90% là văn phòng hạng B và C với mức giá thuê trung bình ở tất cả các hạng là 25,5 USD/m2/tháng, giảm 7,4% với năm 2011.
Tại Hà Nội, trong quý 1/2012, diện tích văn phòng trống vẫn còn khá nhiều, song vẫn tiếp tục đón nhận thêm gần 95.000m2 văn phòng hạng A từ dự án Keangnam Palace Landmark Tower và gần 74.000m2 từ dự án FLC Landmark Tower, Thăng Long Tower và tòa nhà Nam Cường Office.
Trước sức ép về diện tích văn phòng trống và số lượng thêm mới, giá thuê trung bình văn phòng hạng A tiếp tục giảm còn 40,3 USD/m2/tháng, công suất thuê chỉ đạt trên 91%, còn hạng A có mức giá thuê xấp xỉ 23 USD/m2/tháng với công suất thuê đạt gần 84%.
Rõ ràng, thị trường văn phòng ở cả Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội sẽ tiếp tục phải đối mặt với áp lực cạnh tranh cao, do khó khăn về kinh tế vĩ mô, do thiếu nguồn vốn phát triển và sức ép từ nguồn cung tương lai lớn. Điều đó đồng nghĩa với việc giá thuê trung bình sẽ còn giảm tiếp trong quý II/2012.
Đây không phải là điểm sáng của thị trường bất động sản trong tương lai gần, ông Dane Moodie, Giám đốc Marketing và phát triển dự án , Colliers International Việt Nam nhận định.
Duy nhất có thị trường mặt bằng bán lẻ vẫn giữ được sự ổn định về tình hình giao dịch, với mức công suất thuê đạt trên 90%, giá thuê trung bình khoảng trên 70 USD/m2/tháng ở Thành phố Hồ Chí Minh và thấp hơn ở Hà Nội. Yếu tố để duy trì sự ổn định lại là do ít có nguồn cung mới gia nhập thị trường.
Tuy nhiên, trong tương lai gần, đây là phân khúc nhiều lạc quan nhất của thị trường bất động sản, bởi sức hấp dẫn và khả năng thu hút ngày các nhiều các thương hiệu phân phối và bán lẻ uy tín trên thế giới như Takashimaya, Aeon và Temasek.../.
Thạch Huê (TTXVN)