Sáng 2/12, các thị trường chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương tăng giảm không đồng nhất. Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 của thị trường chứng khoán Tokyo mở cửa nhích nhẹ 5,85 điểm (0,07%) lên 8.603,13 điểm, trong bối cảnh các nhà đầu tư đứng ngoài thị trường, sau khi đã tích cực thúc đẩy hoạt động mua vào trong phiên trước.
Kenichi Hirano, nhà điều hành thuộc công ty Tachibana Securities, nhận định chứng khoán Nhật Bản đang chịu sức ép do hoạt động bán ra chốt lời của một số nhà giao dịch, sau khi chỉ số Nikkei đã tăng 1,9% trong phiên 1/12. Song, thị trường chứng khoán vẫn nhận được sự trợ giúp từ doanh số bán lẻ tăng mạnh tại Mỹ trong mùa mua sắm cuối năm.
Theo ông Hirano, hiện các nhà đầu tư đang chờ đợi các số liệu về kinh tế Mỹ, dự kiến được công bố cuối ngày 2/12.
Tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite (bao gồm cả cổ phiếu loại A và B) mở cửa giảm 15,54 điểm (0,65%) xuống 2.371,32 điểm, do hoạt động bán ra của một số nhà đầu tư. Tại Hong Kong, chỉ số Hang Seng cũng giảm 69,84 điểm (0,37%) xuống 18.932,42 điểm, sau khi đã tăng hơn 5% trong phiên trước.
Đêm trước, tại Mỹ, chứng khoán Phố Wall hầu hết đều giảm điểm, sau khi tăng vọt trong phiên trước. Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 25,65 điểm (0,21%) xuống 12.020,03 điểm; còn chỉ số S&P 500 giảm nhẹ 2,37 điểm (0,19%) xuống 1.244,58 điểm. Trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq Composite tăng 5,86 điểm (0,22%) lên 2.626,20 điểm.
Andrea Kramer, thuộc bộ phận nghiên cứu đầu tư của Schaeffer, nhận định những thông tin mới cho thấy tình trạng bấp bênh của khu vực đồng euro (Eurozone), khi các nhà lãnh đạo châu Âu vẫn vật lộn để tìm ra giải pháp toàn diện cho cuộc khủng hoảng nợ, đang là "gánh nặng" đối với thị trường chứng khoán Mỹ.
Bên cạnh đó, thị trường còn chịu tác động tiêu cực từ số liệu cho thấy trong tháng 11/2011, hoạt động chế tạo của Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đã sụt giảm lần đầu tiên trong vòng gần 3 năm, làm dấy lên lo ngại đà tăng trưởng của kinh tế toàn cầu sẽ suy yếu.
Ngoài ra, chuyên gia Kramer còn cho rằng chứng khoán Phố Wall còn bị "giằng co" giữa các số liệu kinh tế trái chiều của nền kinh tế nước nhà. Theo thống kê, trong tháng 11/2011 lĩnh vực chế tạo của Mỹ đã tăng cao hơn dự kiến, trong khi số người lần đầu xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần đột ngột gia tăng./.
Kenichi Hirano, nhà điều hành thuộc công ty Tachibana Securities, nhận định chứng khoán Nhật Bản đang chịu sức ép do hoạt động bán ra chốt lời của một số nhà giao dịch, sau khi chỉ số Nikkei đã tăng 1,9% trong phiên 1/12. Song, thị trường chứng khoán vẫn nhận được sự trợ giúp từ doanh số bán lẻ tăng mạnh tại Mỹ trong mùa mua sắm cuối năm.
Theo ông Hirano, hiện các nhà đầu tư đang chờ đợi các số liệu về kinh tế Mỹ, dự kiến được công bố cuối ngày 2/12.
Tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite (bao gồm cả cổ phiếu loại A và B) mở cửa giảm 15,54 điểm (0,65%) xuống 2.371,32 điểm, do hoạt động bán ra của một số nhà đầu tư. Tại Hong Kong, chỉ số Hang Seng cũng giảm 69,84 điểm (0,37%) xuống 18.932,42 điểm, sau khi đã tăng hơn 5% trong phiên trước.
Đêm trước, tại Mỹ, chứng khoán Phố Wall hầu hết đều giảm điểm, sau khi tăng vọt trong phiên trước. Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 25,65 điểm (0,21%) xuống 12.020,03 điểm; còn chỉ số S&P 500 giảm nhẹ 2,37 điểm (0,19%) xuống 1.244,58 điểm. Trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq Composite tăng 5,86 điểm (0,22%) lên 2.626,20 điểm.
Andrea Kramer, thuộc bộ phận nghiên cứu đầu tư của Schaeffer, nhận định những thông tin mới cho thấy tình trạng bấp bênh của khu vực đồng euro (Eurozone), khi các nhà lãnh đạo châu Âu vẫn vật lộn để tìm ra giải pháp toàn diện cho cuộc khủng hoảng nợ, đang là "gánh nặng" đối với thị trường chứng khoán Mỹ.
Bên cạnh đó, thị trường còn chịu tác động tiêu cực từ số liệu cho thấy trong tháng 11/2011, hoạt động chế tạo của Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đã sụt giảm lần đầu tiên trong vòng gần 3 năm, làm dấy lên lo ngại đà tăng trưởng của kinh tế toàn cầu sẽ suy yếu.
Ngoài ra, chuyên gia Kramer còn cho rằng chứng khoán Phố Wall còn bị "giằng co" giữa các số liệu kinh tế trái chiều của nền kinh tế nước nhà. Theo thống kê, trong tháng 11/2011 lĩnh vực chế tạo của Mỹ đã tăng cao hơn dự kiến, trong khi số người lần đầu xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần đột ngột gia tăng./.
Trà My (TTXVN/Vietnam+)