Sau hai phiên hào hứng đi lên cùng các thị trường chứng khoán toàn cầu, chứng khoán châu Á mở cửa phiên 7/3 đã biến động trái chiều, bất chấp Phố Wall đêm trước tiếp tục lập đỉnh cao kỷ lục mới của mọi thời đại.
Làn sóng chốt lời sau nhiều phiên tăng điểm trước đó đã khiến hai chỉ số chính trong khu vực là Shanghai Composite của Thượng Hải và Hang Seng của Hong Kong quay đầu đỏ điểm, với các mức mất điểm lần lượt là 0,35% và 0,21%.
Riêng thị trường Nhật Bản phiên này mở cửa vẫn tiếp tục duy trì được sắc xanh khi Nikkei 225 tăng được 0,88% ngay từ những phút giao dịch đầu tiên, được hỗ trợ một phần nhờ đồng yen yếu.
Phiên trước (6/3), chỉ số này đã tăng vọt thêm 2,13% lên mức cao nhất kể từ tháng 9/2008.
Đêm trước (6/3) tại Mỹ, chứng khoán Phố Wall tiếp tục có một phiên giao dịch thành công, với chỉ số chính Dow Jones tiếp tục được đẩy lên các mức cao mới sau khi chính phục đỉnh cao nhất (mọi thời đại) trong phiên trước đó (5/3).
Chứng khoán Mỹ đã tiếp tục thăng hoa bất chấp báo cáo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nói rằng tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn tiếp tục chậm chạp.
Đóng cửa phiên này, hai trong ba chỉ số chính của Phố Wall tăng điểm, trong đó Dow Jones Industrial Average thêm 42,47 điểm (0,30%) lên 14.224, 24 điểm - mức đỉnh cao mới từ trước tới nay của chỉ số này.
Tương tự, S&P 500 tăng 1,67 điểm (0,11%) lên 1.541,46 điểm. Chỉ có Nasdaq Composite tụt lùi 1,77 điểm (0,05%) xuống 3.222,37 điểm.
Trong cuốn Beige Book công bố trong ngày, Fed nói rằng nền kinh tế Mỹ vẫn "tăng trưởng khiêm tốn" và ngân hàng này cũng bày tỏ những quan ngại về những tác động xấu của chính sách tăng thuế mới đối với chi tiêu tiêu dùng.
Theo một số nhà phân tích, nhiều nhà đầu tư hiện vẫn rất lo ngại về những bất ổn (cả về kinh tế, chính trị, lẫn xã hội) ở châu Âu cũng như tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn cao ở Mỹ.
Còn tại châu Âu cùng phiên 6/3, chứng khoán khu vực cũng có một phiên tăng giảm trái chiều khi các nhà giao dịch có ý chờ đợi kết quả cuộc họp của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) vào ngày 7/3 tại Frankfurt (Đức), với kỳ vọng các nhà hoạch định chính sách châu Âu giữ nguyen lãi suất ở mức thấp kỷ lục 0,75% hiện nay.
Ngoài ra, giới đầu tư trong khu vực còn lo ngại trước các số liệu chính thức cho thấy khối 17 nước thành viên Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tiếp tục chìm sâu trong suy thoái ba tháng cuối năm 2012 (kinh tế khối Eurozone suy giảm 0,6% trong quý 4/2012, trong khi quý 3 trước đó suy giảm 0,1%).
Đóng cửa phiên 6/3, FTSE 100 của Anh trượt nhẹ 0,07% xuống 6.427,64 điểm; DAX 30 của Đức tăng 0,62% lên mức cao nhất trong hơn 5 năm qua 7.919,33 điểm và CAC 40 của Pháp mất 0,35% xuống 0,35% về 3.773,76 điểm./.
Làn sóng chốt lời sau nhiều phiên tăng điểm trước đó đã khiến hai chỉ số chính trong khu vực là Shanghai Composite của Thượng Hải và Hang Seng của Hong Kong quay đầu đỏ điểm, với các mức mất điểm lần lượt là 0,35% và 0,21%.
Riêng thị trường Nhật Bản phiên này mở cửa vẫn tiếp tục duy trì được sắc xanh khi Nikkei 225 tăng được 0,88% ngay từ những phút giao dịch đầu tiên, được hỗ trợ một phần nhờ đồng yen yếu.
Phiên trước (6/3), chỉ số này đã tăng vọt thêm 2,13% lên mức cao nhất kể từ tháng 9/2008.
Đêm trước (6/3) tại Mỹ, chứng khoán Phố Wall tiếp tục có một phiên giao dịch thành công, với chỉ số chính Dow Jones tiếp tục được đẩy lên các mức cao mới sau khi chính phục đỉnh cao nhất (mọi thời đại) trong phiên trước đó (5/3).
Chứng khoán Mỹ đã tiếp tục thăng hoa bất chấp báo cáo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nói rằng tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn tiếp tục chậm chạp.
Đóng cửa phiên này, hai trong ba chỉ số chính của Phố Wall tăng điểm, trong đó Dow Jones Industrial Average thêm 42,47 điểm (0,30%) lên 14.224, 24 điểm - mức đỉnh cao mới từ trước tới nay của chỉ số này.
Tương tự, S&P 500 tăng 1,67 điểm (0,11%) lên 1.541,46 điểm. Chỉ có Nasdaq Composite tụt lùi 1,77 điểm (0,05%) xuống 3.222,37 điểm.
Trong cuốn Beige Book công bố trong ngày, Fed nói rằng nền kinh tế Mỹ vẫn "tăng trưởng khiêm tốn" và ngân hàng này cũng bày tỏ những quan ngại về những tác động xấu của chính sách tăng thuế mới đối với chi tiêu tiêu dùng.
Theo một số nhà phân tích, nhiều nhà đầu tư hiện vẫn rất lo ngại về những bất ổn (cả về kinh tế, chính trị, lẫn xã hội) ở châu Âu cũng như tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn cao ở Mỹ.
Còn tại châu Âu cùng phiên 6/3, chứng khoán khu vực cũng có một phiên tăng giảm trái chiều khi các nhà giao dịch có ý chờ đợi kết quả cuộc họp của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) vào ngày 7/3 tại Frankfurt (Đức), với kỳ vọng các nhà hoạch định chính sách châu Âu giữ nguyen lãi suất ở mức thấp kỷ lục 0,75% hiện nay.
Ngoài ra, giới đầu tư trong khu vực còn lo ngại trước các số liệu chính thức cho thấy khối 17 nước thành viên Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tiếp tục chìm sâu trong suy thoái ba tháng cuối năm 2012 (kinh tế khối Eurozone suy giảm 0,6% trong quý 4/2012, trong khi quý 3 trước đó suy giảm 0,1%).
Đóng cửa phiên 6/3, FTSE 100 của Anh trượt nhẹ 0,07% xuống 6.427,64 điểm; DAX 30 của Đức tăng 0,62% lên mức cao nhất trong hơn 5 năm qua 7.919,33 điểm và CAC 40 của Pháp mất 0,35% xuống 0,35% về 3.773,76 điểm./.
Thùy Chi (TTXVN)