Trong khi thị trường chứng khoán Thượng Hải và Hong Kong tiếp tục đóng cửa nghỉ lễ thì hầu hết các thị trường còn lại của châu Á đều khép lại phiên giao dịch 2/10 với sắc xanh, nhờ một vài tín hiệu tốt lành mới từ kinh tế Mỹ, bất chấp những rủi ro vẫn còn tồn tại do tình trạng bất ổn tài chính tại Tây Ban Nha nói riêng và Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) nói chung.
Kết thúc phiên này, chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giảm 0,3%. Đáng chú ý là chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản cũng bật tăng trở lại, thoát khỏi mức thấp nhất trong 3 tuần qua. Chỉ số Weighted của vùng lãnh thổ Đài Loan cũng ghi thêm 42,96 điểm, tương đương 0,55%, lên 7.718,68 điểm.
Cùng lúc đó, tại thị trường Singapore, chỉ số STI cũng tăng 21,28 điểm (0,70%), lên 3.079,14 điểm.
Mặc dù mối quan tâm về khủng hoảng nợ tại châu Âu vẫn chưa hề nguôi ngoai, nhất là sau khi xâất hiện thông tin cho thấy Tây Ban Nha đã sẵn sàng xin cứu trợ từ Eurozone, còn Bộ Tài chính Hy Lạp thì vừa công bố dự thảo ngân sách năm 2013, trong đó dự báo nền kinh tế nước này sẽ tiếp tục chìm sâu vào suy thoái năm thứ 6 liên tiếp với GDP được dự tính sẽ giảm 3,8% khi Chính phủ nối lại cuộc đàm phán đang bị bế tắc vài tháng qua với nhóm "bộ ba" chủ nợ quốc tế.
Tuy nhiên, báo cáo mới nhất từ Chính phủ Mỹ về sự khởi sắc của ngành sản xuất của nước này trong tháng 9/2012 đã giúp chứng khoán châu Á chuyển hướng đi lên.
Cũng trong chiều ngày 2/10, Ngân hàng trung ương Australia (RBA) bất ngờ quyết định cắt giảm lãi suất chủ chốt thêm 25 điểm cơ bản, từ mức 3,5% xuống còn 3,25%. Đây là lần cắt giảm lãi suất thứ ba của RBA trong năm nay, và 3,25% là mức lãi suất thấp nhất của Australia trong ba năm qua.
Thống đốc RBA, Glenn Stevens nhận định triển vọng kinh tế toàn cầu tiếp tục u ám, tốc độ phát triển kinh tế Trung Quốc chậm lại, thị trường lao động và ngành công nghiệp khai khoáng Australia có dấu hiệu suy giảm. Đó cũng là những lý do chính khiến RBA nới lỏng chính sách tiền tệ trong bối cảnh áp lực giá cả và lạm phát đã được kiềm chế.
Đêm trước (1/10), chứng khoán Mỹ đã bước vào quý cuối cùng của năm 2012 với sự ghi điểm vững vàng, nhờ số liệu tích cực hơn dự kiến của lĩnh vực chế tạo nước này trong tháng 9/2012.
Tuy nhiên, tác động của Chỉ số quản lý nguồn cung (ISM) tại Mỹ (tăng từ 49,6 tháng Tám lên 51,5 tháng 9/2012) đối với chứng khoán Phố Wall không kéo dài. Bằng chứng là đến cuối phiên này, một trong ba chỉ số chủ chốt là chỉ số công nghệ cao Nasdaq đã quay đầu đi xuống, khiến cổ phiếu của Apple giảm 1,2%.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones Industrial Average chỉ còn tăng 77,98 điểm lên 13.515,11 điểm, trong đó tăng mạnh nhất là các cổ phiếu tài chính như của Goldman Sachs, AIG, JPMorgan Chase và Bank of America.
Bên kia bờ Đại Tây Dương, chứng khoán châu Âu cũng vừa bước qua phiên đầu tháng tích cực, với việc các chỉ số chủ chốt đều lên điểm. Tuy nhiên, mối ưu tư về tình hình Tây Ban Nha đang hiện hữu, khiến nhà đầu tư chưa thể yên tâm về thị trường chứng khoán khu vực.
Kết thúc phiên 1/10 tại London, chỉ số FTSE 100 tăng 1,37% lên 5.820,45 điểm, trong khi tại Frankfurt và Pari, các chỉ số DAX 30 và CAC 40 lần lượt tăng 1,53% và 2,39% lên 7.326,73 điểm và 3.434,98 điểm. Tại Mađrít, chỉ số IBEX 35 cũng tăng 0,98% lên 7.784,10 điểm.
Theo giới phân tích, chứng khoán châu Âu lên điểm một phần là nhờ thông báo đầu tuần này về việc Tập đoàn khai mỏ Xstrata của Thụy Sĩ và Tập đoàn kinh doanh hàng hóa Glencore đã đồng ý sáp nhập để hình thành một công ty kinh doanh hàng hóa và kim loại lớn nhất thế giới với giá trị vào khoảng 90 tỷ USD./.
Kết thúc phiên này, chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giảm 0,3%. Đáng chú ý là chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản cũng bật tăng trở lại, thoát khỏi mức thấp nhất trong 3 tuần qua. Chỉ số Weighted của vùng lãnh thổ Đài Loan cũng ghi thêm 42,96 điểm, tương đương 0,55%, lên 7.718,68 điểm.
Cùng lúc đó, tại thị trường Singapore, chỉ số STI cũng tăng 21,28 điểm (0,70%), lên 3.079,14 điểm.
Mặc dù mối quan tâm về khủng hoảng nợ tại châu Âu vẫn chưa hề nguôi ngoai, nhất là sau khi xâất hiện thông tin cho thấy Tây Ban Nha đã sẵn sàng xin cứu trợ từ Eurozone, còn Bộ Tài chính Hy Lạp thì vừa công bố dự thảo ngân sách năm 2013, trong đó dự báo nền kinh tế nước này sẽ tiếp tục chìm sâu vào suy thoái năm thứ 6 liên tiếp với GDP được dự tính sẽ giảm 3,8% khi Chính phủ nối lại cuộc đàm phán đang bị bế tắc vài tháng qua với nhóm "bộ ba" chủ nợ quốc tế.
Tuy nhiên, báo cáo mới nhất từ Chính phủ Mỹ về sự khởi sắc của ngành sản xuất của nước này trong tháng 9/2012 đã giúp chứng khoán châu Á chuyển hướng đi lên.
Cũng trong chiều ngày 2/10, Ngân hàng trung ương Australia (RBA) bất ngờ quyết định cắt giảm lãi suất chủ chốt thêm 25 điểm cơ bản, từ mức 3,5% xuống còn 3,25%. Đây là lần cắt giảm lãi suất thứ ba của RBA trong năm nay, và 3,25% là mức lãi suất thấp nhất của Australia trong ba năm qua.
Thống đốc RBA, Glenn Stevens nhận định triển vọng kinh tế toàn cầu tiếp tục u ám, tốc độ phát triển kinh tế Trung Quốc chậm lại, thị trường lao động và ngành công nghiệp khai khoáng Australia có dấu hiệu suy giảm. Đó cũng là những lý do chính khiến RBA nới lỏng chính sách tiền tệ trong bối cảnh áp lực giá cả và lạm phát đã được kiềm chế.
Đêm trước (1/10), chứng khoán Mỹ đã bước vào quý cuối cùng của năm 2012 với sự ghi điểm vững vàng, nhờ số liệu tích cực hơn dự kiến của lĩnh vực chế tạo nước này trong tháng 9/2012.
Tuy nhiên, tác động của Chỉ số quản lý nguồn cung (ISM) tại Mỹ (tăng từ 49,6 tháng Tám lên 51,5 tháng 9/2012) đối với chứng khoán Phố Wall không kéo dài. Bằng chứng là đến cuối phiên này, một trong ba chỉ số chủ chốt là chỉ số công nghệ cao Nasdaq đã quay đầu đi xuống, khiến cổ phiếu của Apple giảm 1,2%.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones Industrial Average chỉ còn tăng 77,98 điểm lên 13.515,11 điểm, trong đó tăng mạnh nhất là các cổ phiếu tài chính như của Goldman Sachs, AIG, JPMorgan Chase và Bank of America.
Bên kia bờ Đại Tây Dương, chứng khoán châu Âu cũng vừa bước qua phiên đầu tháng tích cực, với việc các chỉ số chủ chốt đều lên điểm. Tuy nhiên, mối ưu tư về tình hình Tây Ban Nha đang hiện hữu, khiến nhà đầu tư chưa thể yên tâm về thị trường chứng khoán khu vực.
Kết thúc phiên 1/10 tại London, chỉ số FTSE 100 tăng 1,37% lên 5.820,45 điểm, trong khi tại Frankfurt và Pari, các chỉ số DAX 30 và CAC 40 lần lượt tăng 1,53% và 2,39% lên 7.326,73 điểm và 3.434,98 điểm. Tại Mađrít, chỉ số IBEX 35 cũng tăng 0,98% lên 7.784,10 điểm.
Theo giới phân tích, chứng khoán châu Âu lên điểm một phần là nhờ thông báo đầu tuần này về việc Tập đoàn khai mỏ Xstrata của Thụy Sĩ và Tập đoàn kinh doanh hàng hóa Glencore đã đồng ý sáp nhập để hình thành một công ty kinh doanh hàng hóa và kim loại lớn nhất thế giới với giá trị vào khoảng 90 tỷ USD./.
Minh Trang (TTXVN)