Trái với diễn biến lình xình vào đầu phiên, hầu hết các thị trường chứng khoán đều đồng loạt bật tăng trong phiên giao dịch ngày 29/1, khi giới đầu tư đang chờ đợi các báo cáo kinh tế quan trọng của Mỹ và Trung Quốc - hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, dự kiến sẽ được đưa ra vào cuối tuần này.
Kết thúc phiên này, chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản tăng 42,41 điểm, tương đương 0,39%, lên 10.866,72 điểm; chỉ số S&P/ASX200 của Australia cũng tăng mạnh 42,41 điểm (0,39%), đóng cửa ở mức 4.889 điểm và chỉ số Kospi của Hàn Quốc ghi thêm 16,25 điểm (0,84%), lên 1.955,96 điểm.
Tuy nhiên, cũng trong phiên giao dịch này, tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong lại biến động ngược chiều nhau.
Chỉ số Hang Seng gần như không biến động đáng kể so với phiên trước đó, chỉ giảm 16,71 điểm, xuống 23.655,17 điểm, do giới đầu tư đua nhau bán tháo chốt lời sau khi chỉ số này tăng lên mức cao nhất trong vòng 21 tháng qua vào phiên trước đó, nhờ lòng tin vào sự phục hồi của kinh tế Trung Quốc gia tăng.
Trong khi đó, chỉ số Shanghai Composite lại tăng 12,47 điểm (0,53%), đóng cửa ở mức 2.358,98 điểm.
Mọi sự chú ý đang đổ dồn về Washington, khi cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ được tiến hành vào cuối ngày 29/1 theo giờ Mỹ.
Cuối tuần này (dự kiến vào ngày 1/2), Bộ Lao động Mỹ sẽ công bố các số liệu về việc làm của nước này và giới đầu tư hy vọng rằng các tín hiệu sáng từ nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ xuất hiện.
Cùng ngày, Chính phủ Trung Quốc cũng sẽ công bố báo cáo về hoạt động chế tạo của nước này trong tháng 12/2012.
Ngày 28/1, sau khi khép lại tuần trước với mức tăng ấn tượng, chứng khoán Mỹ lại khởi động tuần mới với diễn biến trồi sụt bất nhất, bất chấp số liệu về hoạt động sản xuất các mặt hàng lâu bền đáng khích lệ của Mỹ và báo cáo kinh doanh tích cực của tập đoàn Caterpillar.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm nhẹ 14,5 điểm, tương đương 0,1%, xuống còn 13.881,93 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng hạ 2,78 điểm (0,18%), xuống 1.500,18 điểm. Tuy nhiên, chỉ số Nasdaq Composite lại tăng 4,59 điểm (0,15%), lên 3.154,30 điểm, nhờ sự đi lên của giá cổ phiếu Apple.
Theo Bộ Thương mại Mỹ, tổng giá trị số đơn đặt hàng các mặt hàng lâu bền của nước này như ôtô, máy giặt, tủ lạnh,... trong tháng 12/212 đã vọt lên mức 230,7 tỷ USD, tăng 4,6% so với tháng trước đó. Con số này đã vượt xa dự báo của giới phân tích là chỉ tăng 1,6%. Tuy nhiên, doanh số bán nhà của Mỹ, từng được dự báo là sẽ duy trì ở mức ổn định, lại giảm 4,3%.
Trong phiên 28/1, cổ phiếu của tập đoàn công nghệ máy tính Apple tăng được 2,3% lên 449,83 USD/cổ phiếu. Nhờ đó, hãng sản xuất điện thoại iPhone giành lại được ngôi vị công ty có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất ở Mỹ từ tay ExxonMobil, sau khi giá cổ phiếu Apple giảm tới 14,4% vào tuần trước. Thông tin này đã giúp chỉ số công nghệ Nasdaq đi ngược chiều với hai chỉ số chính của Phố Uôn và kết thúc ngày giao dịch với "sắc xanh."
Ngoài ra, sự bật tăng mạnh của giá cổ phiếu tập đoàn Caterpillar sau khi giảm 2,2% trong ba phiên liên tiếp trước đó cũng là nhân tố đáng chú ý. Mặc dù nó không đủ mạnh để thay đổi diễn biến thị trường song cũng phần nào góp phần hạn chế đà giảm của Dow Jones.
Cũng trong phiên này, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, xu hướng tăng giảm trái chiều cũng diễn ra tại hầu hết các thị trường chứng khoán châu Âu, khi giới đầu tư vẫn cảm thấy bất an về tình hình tài chính và lĩnh vực ngân hàng tại khu vực này.
Kết thúc phiên, tại London, chỉ số FTSE 100 tăng 0,16%, lên 6.294,41 điểm; chỉ số CAC 40 của Pháp cũng ghi thêm 0,07%, lên 3.780,89 điểm. Trong khi đó, tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 lại giảm 0,32%, đóng cửa ở mức 7.833 điểm./.
Kết thúc phiên này, chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản tăng 42,41 điểm, tương đương 0,39%, lên 10.866,72 điểm; chỉ số S&P/ASX200 của Australia cũng tăng mạnh 42,41 điểm (0,39%), đóng cửa ở mức 4.889 điểm và chỉ số Kospi của Hàn Quốc ghi thêm 16,25 điểm (0,84%), lên 1.955,96 điểm.
Tuy nhiên, cũng trong phiên giao dịch này, tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong lại biến động ngược chiều nhau.
Chỉ số Hang Seng gần như không biến động đáng kể so với phiên trước đó, chỉ giảm 16,71 điểm, xuống 23.655,17 điểm, do giới đầu tư đua nhau bán tháo chốt lời sau khi chỉ số này tăng lên mức cao nhất trong vòng 21 tháng qua vào phiên trước đó, nhờ lòng tin vào sự phục hồi của kinh tế Trung Quốc gia tăng.
Trong khi đó, chỉ số Shanghai Composite lại tăng 12,47 điểm (0,53%), đóng cửa ở mức 2.358,98 điểm.
Mọi sự chú ý đang đổ dồn về Washington, khi cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ được tiến hành vào cuối ngày 29/1 theo giờ Mỹ.
Cuối tuần này (dự kiến vào ngày 1/2), Bộ Lao động Mỹ sẽ công bố các số liệu về việc làm của nước này và giới đầu tư hy vọng rằng các tín hiệu sáng từ nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ xuất hiện.
Cùng ngày, Chính phủ Trung Quốc cũng sẽ công bố báo cáo về hoạt động chế tạo của nước này trong tháng 12/2012.
Ngày 28/1, sau khi khép lại tuần trước với mức tăng ấn tượng, chứng khoán Mỹ lại khởi động tuần mới với diễn biến trồi sụt bất nhất, bất chấp số liệu về hoạt động sản xuất các mặt hàng lâu bền đáng khích lệ của Mỹ và báo cáo kinh doanh tích cực của tập đoàn Caterpillar.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm nhẹ 14,5 điểm, tương đương 0,1%, xuống còn 13.881,93 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng hạ 2,78 điểm (0,18%), xuống 1.500,18 điểm. Tuy nhiên, chỉ số Nasdaq Composite lại tăng 4,59 điểm (0,15%), lên 3.154,30 điểm, nhờ sự đi lên của giá cổ phiếu Apple.
Theo Bộ Thương mại Mỹ, tổng giá trị số đơn đặt hàng các mặt hàng lâu bền của nước này như ôtô, máy giặt, tủ lạnh,... trong tháng 12/212 đã vọt lên mức 230,7 tỷ USD, tăng 4,6% so với tháng trước đó. Con số này đã vượt xa dự báo của giới phân tích là chỉ tăng 1,6%. Tuy nhiên, doanh số bán nhà của Mỹ, từng được dự báo là sẽ duy trì ở mức ổn định, lại giảm 4,3%.
Trong phiên 28/1, cổ phiếu của tập đoàn công nghệ máy tính Apple tăng được 2,3% lên 449,83 USD/cổ phiếu. Nhờ đó, hãng sản xuất điện thoại iPhone giành lại được ngôi vị công ty có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất ở Mỹ từ tay ExxonMobil, sau khi giá cổ phiếu Apple giảm tới 14,4% vào tuần trước. Thông tin này đã giúp chỉ số công nghệ Nasdaq đi ngược chiều với hai chỉ số chính của Phố Uôn và kết thúc ngày giao dịch với "sắc xanh."
Ngoài ra, sự bật tăng mạnh của giá cổ phiếu tập đoàn Caterpillar sau khi giảm 2,2% trong ba phiên liên tiếp trước đó cũng là nhân tố đáng chú ý. Mặc dù nó không đủ mạnh để thay đổi diễn biến thị trường song cũng phần nào góp phần hạn chế đà giảm của Dow Jones.
Cũng trong phiên này, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, xu hướng tăng giảm trái chiều cũng diễn ra tại hầu hết các thị trường chứng khoán châu Âu, khi giới đầu tư vẫn cảm thấy bất an về tình hình tài chính và lĩnh vực ngân hàng tại khu vực này.
Kết thúc phiên, tại London, chỉ số FTSE 100 tăng 0,16%, lên 6.294,41 điểm; chỉ số CAC 40 của Pháp cũng ghi thêm 0,07%, lên 3.780,89 điểm. Trong khi đó, tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 lại giảm 0,32%, đóng cửa ở mức 7.833 điểm./.
Minh Trang (TTXVN)