Thị trường chứng khoán châu Á hầu hết giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 4/8, dẫn đầu là mức giảm hơn 2% của thị trường chứng khoán Nhật Bản, theo sau loạt báo cáo kinh tế và lợi nhuận của các công ty cho thấy đà phục hồi của kinh tế Mỹ vẫn còn nhiều bất ổn.
Chỉ số MSCI của khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) phiên này giảm 0,1%, rời mức đỉnh cao nhất trong ba tháng vừa xác lập trong phiên trước và thị trường có thể sắp chứng kiến đợt bán chốt lời do giới đầu từ vẫn tỏ ra nhạy cảm trước bất kỳ dấu hiệu đuối sức của nền kinh tế toàn cầu.
Những dấu hiệu cho thấy tình trạng sức khỏe yếu kém của nền kinh tế toàn cầu xuất hiện trong những báo cáo đáng thất vọng về tình hình chi tiêu tiêu dùng và thị trường nhà đất của Mỹ, điều đang dấy lên những đồn đoán rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể sẽ phải tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ tại cuộc họp diễn ra vào ngày 10/8.
Cùng với các số liệu kinh tế vĩ mô, tâm lý giới đầu tư còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các báo cáo cho thấy lợi nhuận quý 2 năm 2010 của các công ty Mỹ, trong đó có Procter & Gamble Co. và Dow Chemical Co., không được như mong đợi.
Tại thị trường chứng khoán Nhật Bản, giá các cổ phiếu phiên này đã giảm 2,11%, do sức ép từ nỗi lo rằng đồng yen mạnh sẽ xóa sạch lợi nhuận của các nhà xuất khẩu và kìm hãm đà tăng trưởng kinh tế. Chỉ số Nikkei-225 kết thúc phiên giảm 204,67 điểm xuống 9.489,34 điểm. Trong đó, cổ phiếu của Nikon giảm 2,99%, Sony giảm 3%, trong khi cổ phiếu của Toyota Motor giảm 1,59% và Honda Motor giảm 2,21%.
Toshiyuki Kanayama, nhà phân tích thị trường thuộc công ty Monex Inc, nhận định việc thị trường chứng khoán chứng khoán đi xuống trong phiên giao dịch ngày hôm này hoàn toàn do nhân tố đồng yen, sau khi đồng tiền này leo lên mức cao nhất trong hơn tám tháng so với USD. Với mức giá như vậy, chắn chắn có những lo ngại về tác động của đồng yen đối với lợi nhuận của các công ty.
Cùng ngày, chỉ số S&P/ASX 200 của thị trường chứng khoán Australia cũng giảm 0,4% xuống 4.552,50 điểm, bất chấp việc nước này đã đạt thặng dư thương mại kỷ lục 3,54 tỷ AUD (USD) trong tháng 6/2010.
Chỉ số KOSPI của thị trường chứng khoán Hàn Quốc cũng giảm 1,34 điểm xuống 1.789,26 điểm và chỉ số Straits Times Index của thị trường chứng khoán Singapore giảm 0,3% xuống 3.003,49 điểm. Các thị trường chứng khoán Đài Loan và New Zealand phiên này cũng đều giảm điểm.
Tuy vậy, thị trường chứng khoán khu vực vẫn có những điểm sáng. Tại Hongkong, việc các nhà giao dịch phớt lờ những số liệu yếu kém về kinh tế Mỹ đã giúp chỉ số Hang Seng tiếp tục nới rộng đà đi lên với việc ghi thêm 92,22 điểm (0,43%) lên 21.549,88 điểm.
Chỉ số Shanghai Composite của thị trường chứng khoán Thượng Hải cũng tăng 11,52 điểm (0,44%) lên 2.638,52 điểm, nhờ đà tăng giá cổ phiếu của các hãng chế tạo ô tô và sản xuất vàng giúp bù đắp những tác động tiêu cực từ sự mất điểm tại Phố Wall trong phiên giao dịch đêm trước./.
Chỉ số MSCI của khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) phiên này giảm 0,1%, rời mức đỉnh cao nhất trong ba tháng vừa xác lập trong phiên trước và thị trường có thể sắp chứng kiến đợt bán chốt lời do giới đầu từ vẫn tỏ ra nhạy cảm trước bất kỳ dấu hiệu đuối sức của nền kinh tế toàn cầu.
Những dấu hiệu cho thấy tình trạng sức khỏe yếu kém của nền kinh tế toàn cầu xuất hiện trong những báo cáo đáng thất vọng về tình hình chi tiêu tiêu dùng và thị trường nhà đất của Mỹ, điều đang dấy lên những đồn đoán rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể sẽ phải tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ tại cuộc họp diễn ra vào ngày 10/8.
Cùng với các số liệu kinh tế vĩ mô, tâm lý giới đầu tư còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các báo cáo cho thấy lợi nhuận quý 2 năm 2010 của các công ty Mỹ, trong đó có Procter & Gamble Co. và Dow Chemical Co., không được như mong đợi.
Tại thị trường chứng khoán Nhật Bản, giá các cổ phiếu phiên này đã giảm 2,11%, do sức ép từ nỗi lo rằng đồng yen mạnh sẽ xóa sạch lợi nhuận của các nhà xuất khẩu và kìm hãm đà tăng trưởng kinh tế. Chỉ số Nikkei-225 kết thúc phiên giảm 204,67 điểm xuống 9.489,34 điểm. Trong đó, cổ phiếu của Nikon giảm 2,99%, Sony giảm 3%, trong khi cổ phiếu của Toyota Motor giảm 1,59% và Honda Motor giảm 2,21%.
Toshiyuki Kanayama, nhà phân tích thị trường thuộc công ty Monex Inc, nhận định việc thị trường chứng khoán chứng khoán đi xuống trong phiên giao dịch ngày hôm này hoàn toàn do nhân tố đồng yen, sau khi đồng tiền này leo lên mức cao nhất trong hơn tám tháng so với USD. Với mức giá như vậy, chắn chắn có những lo ngại về tác động của đồng yen đối với lợi nhuận của các công ty.
Cùng ngày, chỉ số S&P/ASX 200 của thị trường chứng khoán Australia cũng giảm 0,4% xuống 4.552,50 điểm, bất chấp việc nước này đã đạt thặng dư thương mại kỷ lục 3,54 tỷ AUD (USD) trong tháng 6/2010.
Chỉ số KOSPI của thị trường chứng khoán Hàn Quốc cũng giảm 1,34 điểm xuống 1.789,26 điểm và chỉ số Straits Times Index của thị trường chứng khoán Singapore giảm 0,3% xuống 3.003,49 điểm. Các thị trường chứng khoán Đài Loan và New Zealand phiên này cũng đều giảm điểm.
Tuy vậy, thị trường chứng khoán khu vực vẫn có những điểm sáng. Tại Hongkong, việc các nhà giao dịch phớt lờ những số liệu yếu kém về kinh tế Mỹ đã giúp chỉ số Hang Seng tiếp tục nới rộng đà đi lên với việc ghi thêm 92,22 điểm (0,43%) lên 21.549,88 điểm.
Chỉ số Shanghai Composite của thị trường chứng khoán Thượng Hải cũng tăng 11,52 điểm (0,44%) lên 2.638,52 điểm, nhờ đà tăng giá cổ phiếu của các hãng chế tạo ô tô và sản xuất vàng giúp bù đắp những tác động tiêu cực từ sự mất điểm tại Phố Wall trong phiên giao dịch đêm trước./.
Phương Thảo (TTXVN/Vietnam+)