Chứng khoán châu Á phần lớn vẫn đi xuống phiên cuối tuần ngày 30/9 bất chấp những thôn tin tốt từ Mỹ và châu Âu, do giới đầu tư tiếp tục giữ thái độ thận trọng và hoài nghi về tính hiệu quả của quỹ Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu (EFSF) sau khi Hạ viện Đức thông qua dự luật về mở rộng quỹ trên vào cuối ngày 29/9.
Động thái trên của Đức đã giúp vực dậy niềm tin của giới đầu tư về quyết tâm của các nhà lãnh đạo kinh tế, chính trị khu vực trong việc giải quyết triệt để mối nguy vỡ nợ công, và có ý nghĩa thúc đẩy các nước khác đi theo động thái của Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu và có mức đóng góp cũng lớn nhất trong số các nước thành viên Khu vực đồng euro (Eurozone) cho quỹ cứu trợ trên.
EFSF được Eurozone nhất trí thành lập vào tháng 5/2010 như là một công cụ tạm thời để duy trì sự ổn định tài chính ở châu Âu thông qua việc trợ giúp các nước thành viên khu vực này giải quyết những khó khăn kinh tế. Việc mở rộng quy mô EFSF sẽ có hiệu lực sau khi được tất cả các nước thành viên Eurozone phê chuẩn.
Tuy nhiên, sau khi biến động không đồng nhất trong phiên sáng 30/9, sang đến phiên chiều, các thị trường chứng khoán châu Á đã phần lớn quay đầu đi xuống.
Các thị trường như Tokyo, Australia và Hàn Quốc hầu như đi ngang, với chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản đóng cửa giảm nhẹ 0,01% (tương đương mất 0,94 điểm) xuống 8.700,29 điểm. Chỉ số S&P/ASX 200 của Sydney đóng cửa cũng giảm 0,01% (-0,3 điểm) xuống 4.008,6 điểm; còn KOSPI của Hàn Quốc khép phiên mất 0,36 điểm xuống 1.769,65 điểm. Các thị trường tài chính của Sydney và Seoul sẽ cũng đóng cửa nghỉ lễ phiên đầu tuần tới (ngày 3/10).
Tại Hong Kong, chỉ số Hang Seng giảm ngay từ đầu phiên và chốt phiên bốc hơi 2,32% xuống 17.592,41 điểm. Người "anh em" Trung Quốc cũng cùng chung số phận khi để mất 0,25% xuống 2.359,22 điểm.
Nhìn chung, các thị trường vẫn còn chưa thực sự tin tưởng về triển vọng giải cứu cuộc khủng hoảng nợ công tại khu vực Eurozone.
Chỉ có 2 thị trường nhỏ hơn là Đài Loan và Philippines là tăng điểm, song các mức tăng khá khiêm tốn, với chỉ số Weighted của Đài Loan tăng 42,77 điểm (0,6%) lên 7.225,38 điểm, trong khi Manila có thêm 122,02 điểm, tiến lên 3.999,65 điểm.
Đêm trước (29/9) tại Mỹ, chỉ số công nghiệp Dow Jones ghi thêm 143,08 điểm (1,3%) lên 11.153,98 điểm; chỉ số S&P 500 cũng tăng 9,34 điểm (0,81%) lên 1.160,40 điểm, song chỉ số công nghệ Nasdaq Composite lại giảm 10,82 (0,43%) xuống 2.480,76 điểm, do chịu sức ép bán ra của giới giao dịch, trước mối lo sợ về cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp và cảnh báo của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), Ben Bernanke, về cuộc khủng hoảng quốc gia.
Phía bên kia bờ Đại Tây Dương, hầu hết các thị trường chứng khoán đóng cửa phiên 29/9 cũng đều tăng điểm. Tại Đức, chỉ số DAX của thị trường chứng khoán Frankfurt tăng 1,10% lên 5.639,58 điểm; còn tại Pháp, chỉ số CAC-40 của thị trường chứng khoán Paris tăng 1,07% lên 3.027,65 điểm./.
Động thái trên của Đức đã giúp vực dậy niềm tin của giới đầu tư về quyết tâm của các nhà lãnh đạo kinh tế, chính trị khu vực trong việc giải quyết triệt để mối nguy vỡ nợ công, và có ý nghĩa thúc đẩy các nước khác đi theo động thái của Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu và có mức đóng góp cũng lớn nhất trong số các nước thành viên Khu vực đồng euro (Eurozone) cho quỹ cứu trợ trên.
EFSF được Eurozone nhất trí thành lập vào tháng 5/2010 như là một công cụ tạm thời để duy trì sự ổn định tài chính ở châu Âu thông qua việc trợ giúp các nước thành viên khu vực này giải quyết những khó khăn kinh tế. Việc mở rộng quy mô EFSF sẽ có hiệu lực sau khi được tất cả các nước thành viên Eurozone phê chuẩn.
Tuy nhiên, sau khi biến động không đồng nhất trong phiên sáng 30/9, sang đến phiên chiều, các thị trường chứng khoán châu Á đã phần lớn quay đầu đi xuống.
Các thị trường như Tokyo, Australia và Hàn Quốc hầu như đi ngang, với chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản đóng cửa giảm nhẹ 0,01% (tương đương mất 0,94 điểm) xuống 8.700,29 điểm. Chỉ số S&P/ASX 200 của Sydney đóng cửa cũng giảm 0,01% (-0,3 điểm) xuống 4.008,6 điểm; còn KOSPI của Hàn Quốc khép phiên mất 0,36 điểm xuống 1.769,65 điểm. Các thị trường tài chính của Sydney và Seoul sẽ cũng đóng cửa nghỉ lễ phiên đầu tuần tới (ngày 3/10).
Tại Hong Kong, chỉ số Hang Seng giảm ngay từ đầu phiên và chốt phiên bốc hơi 2,32% xuống 17.592,41 điểm. Người "anh em" Trung Quốc cũng cùng chung số phận khi để mất 0,25% xuống 2.359,22 điểm.
Nhìn chung, các thị trường vẫn còn chưa thực sự tin tưởng về triển vọng giải cứu cuộc khủng hoảng nợ công tại khu vực Eurozone.
Chỉ có 2 thị trường nhỏ hơn là Đài Loan và Philippines là tăng điểm, song các mức tăng khá khiêm tốn, với chỉ số Weighted của Đài Loan tăng 42,77 điểm (0,6%) lên 7.225,38 điểm, trong khi Manila có thêm 122,02 điểm, tiến lên 3.999,65 điểm.
Đêm trước (29/9) tại Mỹ, chỉ số công nghiệp Dow Jones ghi thêm 143,08 điểm (1,3%) lên 11.153,98 điểm; chỉ số S&P 500 cũng tăng 9,34 điểm (0,81%) lên 1.160,40 điểm, song chỉ số công nghệ Nasdaq Composite lại giảm 10,82 (0,43%) xuống 2.480,76 điểm, do chịu sức ép bán ra của giới giao dịch, trước mối lo sợ về cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp và cảnh báo của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), Ben Bernanke, về cuộc khủng hoảng quốc gia.
Phía bên kia bờ Đại Tây Dương, hầu hết các thị trường chứng khoán đóng cửa phiên 29/9 cũng đều tăng điểm. Tại Đức, chỉ số DAX của thị trường chứng khoán Frankfurt tăng 1,10% lên 5.639,58 điểm; còn tại Pháp, chỉ số CAC-40 của thị trường chứng khoán Paris tăng 1,07% lên 3.027,65 điểm./.
Thùy Chi (TTXVN/Vietnam+)