Trong bối cảnh kinh tế suy thoái, nhiều doanh nghiệp phần mềm và dịch vụ công nghệ phải đối mặt với nguy cơ phá sản khi không có một chiến lược bài bản. Thế nhưng, có một thực tế là thị trường đang lớn hơn năng lực chúng ta có thể đáp ứng.
Bên lề Diễn đàn cấp cao công nghệ thông tin-truyền thông Việt Nam 2012, Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA), ông Trương Gia Bình đã có cuộc trao đổi về vấn đề này.
- Thưa ông, vừa qua báo chí loan tin Công ty tư vấn Tholsons công bố Báo cáo về 100 thành phố hấp dẫn nhất thế giới về gia công phần mềm. Trong đó, hai thành phố của Việt Nam là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã bị tụt hạng khá nhiều so với 2009 (hiện Hà Nội xếp thứ 21, Thành phố Hồ Chí Minh xếp thứ 17, trong khi năm 2009 lần lượt là thứ 10 và thứ 5). Ông có đánh giá gì?
Ông Trương Gia Bình: Việc chúng ta bị tụt hạng không có nghĩa là chúng ta không phát triển. Nhưng có một sự thật là các nước khác cũng đang cố gắng rất nhiều và đó chính là thách thức lớn...
Hiện nay, chúng ta vẫn là thị trường với giá tốt nhất trên thế giới, thế nhưng vấn đề đang phải đối mặt chính là chúng ta không có đủ nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Lấy ví dụ, một thành phố của người ta cho ra 30.000 nhân lực/năm, nhưng cả nước ta mới cho ra 4.000 người/năm. Bởi thế, họ tiến rất nhanh và chúng ta không quyết liệt thì việc tụt hạng sẽ xảy ra.
- Tuy đã nói nhiều về bài toán thiếu hụt nhân lực công nghệ, nhưng có một thực trạng là lượng sinh viên đầu của ngành công nghệ thông tin vẫn khá thiếu, thưa ông?
Ông Trương Gia Bình: Đây là hệ quả của một vấn đề phát triển bong bóng trong giai đoạn vừa qua. Tất cả mọi người đều nghĩ, hãy chọn con đường làm giàu dễ nhất, hãy đến với ngân hàng, bất động sản… tức là tài năng bị kéo sang một lĩnh vực thực tế là giá trị ảo. Trong khi như báo cáo của Chủ tịch Liên minh công nghệ thông tin thế giới, chúng ta cần chuyển từ tiêu dùng sang sản xuất. Nghĩa là chúng ta phải sản xuất, tạo ra giá trị thực. Đó là vấn đề mà Chính phủ, các gia đình và thanh niên Việt Nam cần phải nhìn nhận.
- Trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn, ở cương vị Chủ tịch Hiệp hội, vừa là đại diện doanh nghiệp [ông Trương Gia Bình là Chủ tịch Hội đồng quản trị FPT-pv], ông thấy tình hình ngành công nghiệp phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin hiện nay ra sao?
Ông Trương Gia Bình: Ngoài vấn đề mang tính chất vĩ mô là kinh tế khó khăn thì nguyên nhân dẫn đến việc những công ty gặp khó dẫn đến phá sản chính là không có sức cạnh tranh. Về FPT, trong hoàn cảnh khó khăn này, chúng tôi vẫn tiếp tục tăng trưởng và hoàn thành kế hoạch đề ra.
Điều này có nghĩa là công nghệ thông tin phải xác định như là một phương thức quản lý tốt nhất, phải xác định như là cách thức tiết giảm chi phí tốt nhất.
Thực tế, những doanh nghiệp nằm trong khối xuất khẩu vẫn tiếp tục tăng trưởng, tại vì họ có sức cạnh tranh trong lĩnh vực gia công phần mềm. Những doanh nghiệp làm dịch vụ, có giá trị công nghệ cao vẫn tiếp tục phát triển trong nước. Còn những doanh nghiệp liên quan tới phần cứng, bán là chính thì gặp khó khăn…
- Theo ông, việc gia công phần mềm ở thị trường truyền thống chúng ta đã khai thác hết chưa?
Ông Trương Gia Bình: Thực tế mà nói thị trường lớn hơn năng lực cung cấp. Ở FPT, một năm chúng tôi dự kiến tuyển trên 1.000 người để đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhưng thường xuyên thiếu độ 300 người, cho dù chúng tôi đã có Đại học FPT.
Nguồn nhân lực là bài toán rất quan trọng. Và, chỉ khi chúng ta coi nó là vấn đề, quyết tâm giải quyết thì sẽ có cách. Vấn đề chúng ta có nhận thức được đó là vấn đề cản trở chúng ta hay không mà thôi.
- Xin cảm ơn ông!
Bên lề Diễn đàn cấp cao công nghệ thông tin-truyền thông Việt Nam 2012, Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA), ông Trương Gia Bình đã có cuộc trao đổi về vấn đề này.
- Thưa ông, vừa qua báo chí loan tin Công ty tư vấn Tholsons công bố Báo cáo về 100 thành phố hấp dẫn nhất thế giới về gia công phần mềm. Trong đó, hai thành phố của Việt Nam là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã bị tụt hạng khá nhiều so với 2009 (hiện Hà Nội xếp thứ 21, Thành phố Hồ Chí Minh xếp thứ 17, trong khi năm 2009 lần lượt là thứ 10 và thứ 5). Ông có đánh giá gì?
Ông Trương Gia Bình: Việc chúng ta bị tụt hạng không có nghĩa là chúng ta không phát triển. Nhưng có một sự thật là các nước khác cũng đang cố gắng rất nhiều và đó chính là thách thức lớn...
Hiện nay, chúng ta vẫn là thị trường với giá tốt nhất trên thế giới, thế nhưng vấn đề đang phải đối mặt chính là chúng ta không có đủ nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Lấy ví dụ, một thành phố của người ta cho ra 30.000 nhân lực/năm, nhưng cả nước ta mới cho ra 4.000 người/năm. Bởi thế, họ tiến rất nhanh và chúng ta không quyết liệt thì việc tụt hạng sẽ xảy ra.
- Tuy đã nói nhiều về bài toán thiếu hụt nhân lực công nghệ, nhưng có một thực trạng là lượng sinh viên đầu của ngành công nghệ thông tin vẫn khá thiếu, thưa ông?
Ông Trương Gia Bình: Đây là hệ quả của một vấn đề phát triển bong bóng trong giai đoạn vừa qua. Tất cả mọi người đều nghĩ, hãy chọn con đường làm giàu dễ nhất, hãy đến với ngân hàng, bất động sản… tức là tài năng bị kéo sang một lĩnh vực thực tế là giá trị ảo. Trong khi như báo cáo của Chủ tịch Liên minh công nghệ thông tin thế giới, chúng ta cần chuyển từ tiêu dùng sang sản xuất. Nghĩa là chúng ta phải sản xuất, tạo ra giá trị thực. Đó là vấn đề mà Chính phủ, các gia đình và thanh niên Việt Nam cần phải nhìn nhận.
- Trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn, ở cương vị Chủ tịch Hiệp hội, vừa là đại diện doanh nghiệp [ông Trương Gia Bình là Chủ tịch Hội đồng quản trị FPT-pv], ông thấy tình hình ngành công nghiệp phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin hiện nay ra sao?
Ông Trương Gia Bình: Ngoài vấn đề mang tính chất vĩ mô là kinh tế khó khăn thì nguyên nhân dẫn đến việc những công ty gặp khó dẫn đến phá sản chính là không có sức cạnh tranh. Về FPT, trong hoàn cảnh khó khăn này, chúng tôi vẫn tiếp tục tăng trưởng và hoàn thành kế hoạch đề ra.
Điều này có nghĩa là công nghệ thông tin phải xác định như là một phương thức quản lý tốt nhất, phải xác định như là cách thức tiết giảm chi phí tốt nhất.
Thực tế, những doanh nghiệp nằm trong khối xuất khẩu vẫn tiếp tục tăng trưởng, tại vì họ có sức cạnh tranh trong lĩnh vực gia công phần mềm. Những doanh nghiệp làm dịch vụ, có giá trị công nghệ cao vẫn tiếp tục phát triển trong nước. Còn những doanh nghiệp liên quan tới phần cứng, bán là chính thì gặp khó khăn…
- Theo ông, việc gia công phần mềm ở thị trường truyền thống chúng ta đã khai thác hết chưa?
Ông Trương Gia Bình: Thực tế mà nói thị trường lớn hơn năng lực cung cấp. Ở FPT, một năm chúng tôi dự kiến tuyển trên 1.000 người để đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhưng thường xuyên thiếu độ 300 người, cho dù chúng tôi đã có Đại học FPT.
Nguồn nhân lực là bài toán rất quan trọng. Và, chỉ khi chúng ta coi nó là vấn đề, quyết tâm giải quyết thì sẽ có cách. Vấn đề chúng ta có nhận thức được đó là vấn đề cản trở chúng ta hay không mà thôi.
- Xin cảm ơn ông!
Trung Hiền (Vietnam+)