Giá dầu tại thị trường Mỹ đi lên trong hầu hết các phiên giao dịch của tuần qua, nhờ kỳ vọng vào nhu cầu tiêu thụ năng lượng tại Mỹ gia tăng.
Tuy nhiên, mặt hàng chiến lược này lại khép tuần với các mức tăng giảm bất nhất và biên độ giao dịch hẹp, khi giới đầu tư dường như đang bị hấp dẫn bởi dầu ngọt nhẹ nhiều hơn là dầu Brent, sau một loạt tín hiệu sáng từ kinh tế Mỹ và thông tin về lượng dự trữ dầu thô của nước này.
Khởi động tuần (ngày 15/7), giá hai loại dầu chính đồng loạt tăng nhẹ, bất chấp việc Bộ Thương mại Mỹ công bố báo cáo cho hay doanh số bán lẻ của nước này chỉ tăng 0,4% trong tháng 6/2013, thấp hơn mức dự báo của giới phân tích là tăng 0,7%, khiến các nhà kinh tế phải điều chỉnh hạ dự báo tăng trưởng quý 2/2013 của nền kinh tế số một thế giới.
Song thông báo mới nhất của Chính phủ Trung Quốc về mức tăng trưởng không nằm ngoài dự kiến của nước này là 7,5% trong quý 2/2013 cũng không giúp đẩy đà tăng giá dầu mạnh hơn, bởi đồng USD mạnh lên và những lo ngại rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ sớm thu hẹp chương trình kích thích kinh tế trị giá 85 tỷ USD mỗi tháng.
Tới phiên giao dịch ngày 16/7, giá dầu đã có sự phân hóa rõ rệt, giữa bối cảnh giới đầu tư đang thận trọng chờ đợi báo cáo về dự trữ xăng dầu của Mỹ hàng tuần cũng như diễn biến phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ của Chủ tịch FED Ben Bernanke về tình hình kinh tế và chính sách tiền tệ của Mỹ.
Tuy nhiên, nhanh chóng chia tay với diễn biến trầm lắng này, thị trường năng lượng Mỹ đã liên tiếp khởi sắc trong hai phiên giao dịch 17 và 18/7, sau khi Bộ Năng lượng Mỹ cho biết dự trữ dầu thô tại nền kinh tế lớn nhất thế giới trong tuần kết thúc hôm 12/7 đã giảm tới 6,9 triệu thùng. Con số này cao gấp gần ba lần dự báo của giới chuyên gia phân tich tham gia cuộc thăm dò của Dow Jones Newswires, đồng thời đánh dấu tuần thứ ba liên tiếp dự trữ dầu của Mỹ vơi đi với tốc độ mạnh.
Tính chung ba tuần liên tiếp vừa qua, dự trữ dầu thô của Mỹ đã giảm gần 20 triệu thùng, con số vượt ngoài sức tưởng tượng của các nhà đầu tư và giới phân tích thị trường.
Thêm vào đó, lời khẳng định sẽ duy trì chương trình nới lỏng tiền tệ của người đứng đầu Fed Ben Bernanki trong phiên điều trần thứ hai trước Quốc hội Mỹ cũng giúp trấn an tâm lý của giới đầu tư.
Gene McGillian, chuyên gia phân tích tại Tradition Energy nhận định rằng những động lực để giá dầu vững ở mức trên 105 USD/thùng trong tháng Bảy này vẫn còn tồn tại, đó là nguồn cung dầu của Mỹ giảm và mối lo về nguy cơ các vấn đề ở Ai Cập sẽ lan sang các nước giàu dầu mỏ ở Trung Đông.
Xu hướng đi lên chưa kéo dài được lâu thì trong phiên giao dịch cuối tuần 9/7, diễn biến tăng giảm trái chiều lại xuất hiện tại thị trường năng lượng Mỹ, khi mà một loạt các báo cáo kinh tế tích cực của Mỹ và triển vọng về nhu cầu tiêu thụ dầu thô của nước này đã khiến giới đầu tư dành sự “ưu ái” hơn cho dầu ngọt nhẹ New York. Đầu phiên, giá dầu ngọt nhẹ có lúc leo lên mức 109,32 USD/thùng, nhỉnh hơn so với giá dầu Brent lần đầu tiên kể từ ngày 16/8/2010. Tuy nhiên, tới cuối ngày, giá dầu Brent vẫn chốt ở mức cao hơn.
Cũng trong ngày 19/7 này, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) cho biết Bắc Kinh đã chấm dứt kiểm soát đối với các tỷ giá cho vay của ngân hàng trong một động thái hướng tới việc thiết lập một hệ thống tài chính theo định hướng thị trường để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Nhiều nhà phân tích đã nhận định rằng, quyết định này có thể sẽ mang lại sức sống mới cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, cũng như làm tăng nhu cầu tiêu thụ dầu thô toàn cầu.
Kết thúc phiên này, tại thị trường New York giá dầu ngọt nhẹ hay còn gọi là dầu chuẩn Tây Texas giao tháng 8/2013 chỉ tăng 1 xu, đứng ở mức 108,05 USD/thùng. Trong khi đó, tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 9/2013 lại giảm 63 xu (0,6%), xuống 108,07 USD/thùng. Như vậy, chênh lệch giữa hai hợp đồng dầu thô chủ chốt này hiện không đáng kể. Tính chung cả tuần qua, giá dầu ngọt nhẹ giao sau trên thị trường Mỹ đã tăng tới 2%./.
Tuy nhiên, mặt hàng chiến lược này lại khép tuần với các mức tăng giảm bất nhất và biên độ giao dịch hẹp, khi giới đầu tư dường như đang bị hấp dẫn bởi dầu ngọt nhẹ nhiều hơn là dầu Brent, sau một loạt tín hiệu sáng từ kinh tế Mỹ và thông tin về lượng dự trữ dầu thô của nước này.
Khởi động tuần (ngày 15/7), giá hai loại dầu chính đồng loạt tăng nhẹ, bất chấp việc Bộ Thương mại Mỹ công bố báo cáo cho hay doanh số bán lẻ của nước này chỉ tăng 0,4% trong tháng 6/2013, thấp hơn mức dự báo của giới phân tích là tăng 0,7%, khiến các nhà kinh tế phải điều chỉnh hạ dự báo tăng trưởng quý 2/2013 của nền kinh tế số một thế giới.
Song thông báo mới nhất của Chính phủ Trung Quốc về mức tăng trưởng không nằm ngoài dự kiến của nước này là 7,5% trong quý 2/2013 cũng không giúp đẩy đà tăng giá dầu mạnh hơn, bởi đồng USD mạnh lên và những lo ngại rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ sớm thu hẹp chương trình kích thích kinh tế trị giá 85 tỷ USD mỗi tháng.
Tới phiên giao dịch ngày 16/7, giá dầu đã có sự phân hóa rõ rệt, giữa bối cảnh giới đầu tư đang thận trọng chờ đợi báo cáo về dự trữ xăng dầu của Mỹ hàng tuần cũng như diễn biến phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ của Chủ tịch FED Ben Bernanke về tình hình kinh tế và chính sách tiền tệ của Mỹ.
Tuy nhiên, nhanh chóng chia tay với diễn biến trầm lắng này, thị trường năng lượng Mỹ đã liên tiếp khởi sắc trong hai phiên giao dịch 17 và 18/7, sau khi Bộ Năng lượng Mỹ cho biết dự trữ dầu thô tại nền kinh tế lớn nhất thế giới trong tuần kết thúc hôm 12/7 đã giảm tới 6,9 triệu thùng. Con số này cao gấp gần ba lần dự báo của giới chuyên gia phân tich tham gia cuộc thăm dò của Dow Jones Newswires, đồng thời đánh dấu tuần thứ ba liên tiếp dự trữ dầu của Mỹ vơi đi với tốc độ mạnh.
Tính chung ba tuần liên tiếp vừa qua, dự trữ dầu thô của Mỹ đã giảm gần 20 triệu thùng, con số vượt ngoài sức tưởng tượng của các nhà đầu tư và giới phân tích thị trường.
Thêm vào đó, lời khẳng định sẽ duy trì chương trình nới lỏng tiền tệ của người đứng đầu Fed Ben Bernanki trong phiên điều trần thứ hai trước Quốc hội Mỹ cũng giúp trấn an tâm lý của giới đầu tư.
Gene McGillian, chuyên gia phân tích tại Tradition Energy nhận định rằng những động lực để giá dầu vững ở mức trên 105 USD/thùng trong tháng Bảy này vẫn còn tồn tại, đó là nguồn cung dầu của Mỹ giảm và mối lo về nguy cơ các vấn đề ở Ai Cập sẽ lan sang các nước giàu dầu mỏ ở Trung Đông.
Xu hướng đi lên chưa kéo dài được lâu thì trong phiên giao dịch cuối tuần 9/7, diễn biến tăng giảm trái chiều lại xuất hiện tại thị trường năng lượng Mỹ, khi mà một loạt các báo cáo kinh tế tích cực của Mỹ và triển vọng về nhu cầu tiêu thụ dầu thô của nước này đã khiến giới đầu tư dành sự “ưu ái” hơn cho dầu ngọt nhẹ New York. Đầu phiên, giá dầu ngọt nhẹ có lúc leo lên mức 109,32 USD/thùng, nhỉnh hơn so với giá dầu Brent lần đầu tiên kể từ ngày 16/8/2010. Tuy nhiên, tới cuối ngày, giá dầu Brent vẫn chốt ở mức cao hơn.
Cũng trong ngày 19/7 này, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) cho biết Bắc Kinh đã chấm dứt kiểm soát đối với các tỷ giá cho vay của ngân hàng trong một động thái hướng tới việc thiết lập một hệ thống tài chính theo định hướng thị trường để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Nhiều nhà phân tích đã nhận định rằng, quyết định này có thể sẽ mang lại sức sống mới cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, cũng như làm tăng nhu cầu tiêu thụ dầu thô toàn cầu.
Kết thúc phiên này, tại thị trường New York giá dầu ngọt nhẹ hay còn gọi là dầu chuẩn Tây Texas giao tháng 8/2013 chỉ tăng 1 xu, đứng ở mức 108,05 USD/thùng. Trong khi đó, tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 9/2013 lại giảm 63 xu (0,6%), xuống 108,07 USD/thùng. Như vậy, chênh lệch giữa hai hợp đồng dầu thô chủ chốt này hiện không đáng kể. Tính chung cả tuần qua, giá dầu ngọt nhẹ giao sau trên thị trường Mỹ đã tăng tới 2%./.
Minh Trang (TTXVN)