Những thông tin tốt xấu đan xen đã khiến thị trường dầu mỏ châu Á biến động trái chiều trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 25/11, sau khi đã đi lên trong phiên hôm trước (24/11) tại thị trường London.
Nhà đầu tư trên thị trường dầu mỏ đón nhận tin tốt từ Bộ Năng lượng Mỹ (DoE) cho biết lượng dầu dự trữ của Mỹ trong tuần trước đã giảm mạnh hơn dự kiến, với mức giảm 6,2 triệu thùng, trái ngược hẳn với dự báo tăng 300.000 thùng trước đó, một mức giảm cho thấy nhu cầu dầu đã tăng rất mạnh ở Mỹ trong tuần qua.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, giới đầu tư vẫn còn hết sức lo ngại, thậm chí nỗi lo ngày một lớn hơn, về cuộc khủng hoảng nợ châu Âu và tình hình kinh tế không mấy tích cực tại Trung Quốc - quốc gia tiêu thụ năng lượng hàng đầu thế giới.
Theo những số liệu mới nhất, hoạt động công nghiệp tại Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đang chậm lại, với chỉ số quản lý thu mua (PMI) trong tháng 11 đã giảm xuống mức 48 điểm - mức thấp nhất trong 32 tháng qua, kể từ tháng 3/2009, và so với mức 21 điểm của tháng 10 trước đó. Ở dưới mức 50 điểm, chỉ số này cho thấy hoạt động sản xuất công nghiệp đang co lại. Với mức điểm trên, siêu cường kinh tế số một châu Á và thứ hai thế giới đang gây ra những lo ngại về một sự suy giảm tăng trưởng hiện hữu.
Thêm vào đó, bức tranh kinh tế vĩ mô toàn cầu ngày càng xấu đi, với cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu đang bế tắc, ngay cả Đức - nền kinh tế lớn nhất khu vực Eurozone, cũng phải "nếm trái đắng" của cuộc khủng hoảng trong khu vực khi đợt đấu giá trái phiếu gần đây nhất đã bất ngờ thất bại.
Những diễn biến trái chiều trên đã khiến giới đầu tư "chùn tay" và giữ tâm lý thận trọng, giúp giá dầu trong phiên này chỉ biến động trong biên độ khá hẹp.
Vào sáng 25/11 trên sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu thô ngọt nhẹ, hay còn gọi là dầu chuẩn Tây Texas (WTI) giao tháng 1/2012 tăng nhẹ 30 xu so với lúc đóng cửa phiên hôm trước trên thị trường London, lên 96,47 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ lại quay đầu giảm 40 xu xuống 107,38 USD/thùng.
Biến động trái chiều vẫn duy trì sang đến phiên chiều khi hợp đồng giá dầu WTI vào chiều 25/11tăng mạnh hơn, thêm 47 xu lên 96,64 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ vẫn tiếp tục giảm song đà giảm đã chậm lại, chỉ còn mất có 10 xu xuống 107,68 USD/thùng.
Trước đó, trong phiên ngày 24/11, thị trường Mỹ đóng cửa nghỉ lễ Tạ ơn, còn tại thị trường London, giá dầu đã tăng nhẹ song giao dịch khá trầm lắng. Đóng cửa phiên 24/11 tại London, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 1/2012 tăng 69 xu lên 96,86 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ cũng tăng 58 xu lên 107,60 USD/thùng.
Trong báo cáo mới nhất gửi tới các khách hàng, ngân hàng Barclays Capital khuyến nghị, thị trường dầu hiện đang "đứng trước ngã ba đường" giữa một bên là những nhân tố cơ bản khá tốt đối với thị trường năng lượng với một bên là bức tranh quá xấu của kinh tế toàn cầu. Sự trái chiều đó đang gây sức ép lên giá dầu và lên tâm lý của giới đầu tư./.
Nhà đầu tư trên thị trường dầu mỏ đón nhận tin tốt từ Bộ Năng lượng Mỹ (DoE) cho biết lượng dầu dự trữ của Mỹ trong tuần trước đã giảm mạnh hơn dự kiến, với mức giảm 6,2 triệu thùng, trái ngược hẳn với dự báo tăng 300.000 thùng trước đó, một mức giảm cho thấy nhu cầu dầu đã tăng rất mạnh ở Mỹ trong tuần qua.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, giới đầu tư vẫn còn hết sức lo ngại, thậm chí nỗi lo ngày một lớn hơn, về cuộc khủng hoảng nợ châu Âu và tình hình kinh tế không mấy tích cực tại Trung Quốc - quốc gia tiêu thụ năng lượng hàng đầu thế giới.
Theo những số liệu mới nhất, hoạt động công nghiệp tại Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đang chậm lại, với chỉ số quản lý thu mua (PMI) trong tháng 11 đã giảm xuống mức 48 điểm - mức thấp nhất trong 32 tháng qua, kể từ tháng 3/2009, và so với mức 21 điểm của tháng 10 trước đó. Ở dưới mức 50 điểm, chỉ số này cho thấy hoạt động sản xuất công nghiệp đang co lại. Với mức điểm trên, siêu cường kinh tế số một châu Á và thứ hai thế giới đang gây ra những lo ngại về một sự suy giảm tăng trưởng hiện hữu.
Thêm vào đó, bức tranh kinh tế vĩ mô toàn cầu ngày càng xấu đi, với cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu đang bế tắc, ngay cả Đức - nền kinh tế lớn nhất khu vực Eurozone, cũng phải "nếm trái đắng" của cuộc khủng hoảng trong khu vực khi đợt đấu giá trái phiếu gần đây nhất đã bất ngờ thất bại.
Những diễn biến trái chiều trên đã khiến giới đầu tư "chùn tay" và giữ tâm lý thận trọng, giúp giá dầu trong phiên này chỉ biến động trong biên độ khá hẹp.
Vào sáng 25/11 trên sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu thô ngọt nhẹ, hay còn gọi là dầu chuẩn Tây Texas (WTI) giao tháng 1/2012 tăng nhẹ 30 xu so với lúc đóng cửa phiên hôm trước trên thị trường London, lên 96,47 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ lại quay đầu giảm 40 xu xuống 107,38 USD/thùng.
Biến động trái chiều vẫn duy trì sang đến phiên chiều khi hợp đồng giá dầu WTI vào chiều 25/11tăng mạnh hơn, thêm 47 xu lên 96,64 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ vẫn tiếp tục giảm song đà giảm đã chậm lại, chỉ còn mất có 10 xu xuống 107,68 USD/thùng.
Trước đó, trong phiên ngày 24/11, thị trường Mỹ đóng cửa nghỉ lễ Tạ ơn, còn tại thị trường London, giá dầu đã tăng nhẹ song giao dịch khá trầm lắng. Đóng cửa phiên 24/11 tại London, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 1/2012 tăng 69 xu lên 96,86 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ cũng tăng 58 xu lên 107,60 USD/thùng.
Trong báo cáo mới nhất gửi tới các khách hàng, ngân hàng Barclays Capital khuyến nghị, thị trường dầu hiện đang "đứng trước ngã ba đường" giữa một bên là những nhân tố cơ bản khá tốt đối với thị trường năng lượng với một bên là bức tranh quá xấu của kinh tế toàn cầu. Sự trái chiều đó đang gây sức ép lên giá dầu và lên tâm lý của giới đầu tư./.
Thùy Chi (TTXVN/Vietnam+)