Một số nhà phân tích cho rằng quyết định của Chính phủ mới tại Thái Lan thu mua thóc gạo từ nông dân với giá cao hơn 40% so với giá thị trường vào tháng tới sẽ không làm lương thực tăng giá mạnh trên thị trường quốc tế.
Trong số tuần (16-22/9) vừa phát hành, tờ China Daily dẫn lời nhà kinh tế Samarendu Mohanty thuộc Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế ở Philippines nói: “Kể từ tháng Năm, giá gạo trên thị trường đã tăng từ 480 USD/tấn lên 570 USD/tấn. Giá này có thể đã ổn định và tôi không nghĩ nó sẽ tăng mạnh nữa năm nay.”
Lý do được đưa ra là vì nguồn cung thóc gạo sẽ tăng cao hơn nhu cầu tiêu dùng trong mấy tháng tới, khi mà nhiều nước ở châu Á được mùa.
Hồi tháng Bảy, Tổ chức Nông-Lương Liên hợp quốc (FAO) cho biết sản lượng thóc gạo ở châu Á sẽ tăng 2,5% lên 645 triệu tấn, nhờ mùa màng khả quan tại Trung Quốc, Ấn Độ, Campuchia, Indonesia, Triều Tiên, Philippines và Việt Nam.
FAO từng dự báo giá thóc gạo trên toàn cầu có thể giảm do sản lượng thu hoạch tại các nước sản xuất hàng đầu vượt mức cầu trong năm 2011-2012. Trong lúc nguồn lương thực trữ trong kho của nhiều nước đang tăng lên mức cao nhất trong 11 năm qua.
Nhiều khả năng Ấn Độ có mùa vụ bội thu và với nguồn lương thực hạt dồi dào trong kho, nước này sẽ xuất khẩu khoảng 1 triệu tấn thóc gạo không phải là gạo basmati. Đây có thể là yếu tố giúp làm giảm áp lực tăng giá trên thị trường.
Darren Cooper, nhà kinh tế thuộc Hội đồng (lương thực) hạt quốc tế đặt trụ sở ở London của Vương quốc Anh, dự báo thu hoạch ở Pakistan sẽ cải thiện đáng kể sau trận lũ lụt tai hại năm 2010. Trong khi Việt Nam sẽ xuất khẩu nhiều hơn vào năm 2012.
Còn tại Thái Lan, chính phủ của bà Yingluck Shinawatra dự kiến triển khai kế hoạch bảo lãnh thu mua thóc gạo với giá cao hơn trên thị trường dự kiến từ ngày 7/10 tới, mặc dù nó sẽ tiêu tốn ngân sách tới 190 tỷ baht trong năm đầu tiên thực hiện. Đó là thực hiện lời hứa sẽ mua thóc của nông dân với giá lên tới 15.000 baht/tấn (gần 500 USD), so với mức khoảng 9.000-11.000 baht/tấn hiện nay trên thị trường trong nước.
Kế hoạch trên có lợi cho nông dân Thái nhưng sẽ gây thiệt hại cho các nhà xuất khẩu Thái Lan, vì giá gạo trắng xuất khẩu của nước này có thể vượt mức 750 USD/tấn. Sẽ không có ai mua gạo Thái với giá cao hơn 200 USD/tấn so với gạo của Việt Nam hay của Ấn Độ, nước đang trở lại thị trường gạo thế giới sau ba năm tạm ngừng xuất khẩu.
Theo ông Cooper, trong trường hợp lượng thóc gạo xuất khẩu của Thái Lan sụt giảm thì sẽ được các nguồn cung cấp khác bù đắp. Tin tức nói rằng Bộ Nông nghiệp Mỹ gần đây nhận định kế hoạch mua gạo với giá cao của Thái Lan sẽ khiến khối lượng xuất khẩu gạo của nước này giảm 20% xuống chỉ còn 8 triệu tấn trong năm 2012. Như vậy Thái Lan có thể sẽ để mất vị trí quốc gia xuất khẩu gạo số một thế giới vào tay Việt Nam.
Thái Lan và Việt Nam hiện kiểm soát khoảng một nửa lượng thóc gạo buôn bán trên thế giới, với tổng khối lượng gạo chào bán toàn cầu trong năm 2012 ước vào khoảng 31,85 triệu tấn.
Các quan chức và chuyên viên hai nước mới họp ở Chiang Mai, Thái Lan và đã nhất trí thúc đẩy trao đổi thông tin để ngăn ngừa tình trạng sụt giá, phát triển sản xuất và bảo đảm tăng trưởng bền vững về xuất khẩu thóc gạo./.
Trong số tuần (16-22/9) vừa phát hành, tờ China Daily dẫn lời nhà kinh tế Samarendu Mohanty thuộc Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế ở Philippines nói: “Kể từ tháng Năm, giá gạo trên thị trường đã tăng từ 480 USD/tấn lên 570 USD/tấn. Giá này có thể đã ổn định và tôi không nghĩ nó sẽ tăng mạnh nữa năm nay.”
Lý do được đưa ra là vì nguồn cung thóc gạo sẽ tăng cao hơn nhu cầu tiêu dùng trong mấy tháng tới, khi mà nhiều nước ở châu Á được mùa.
Hồi tháng Bảy, Tổ chức Nông-Lương Liên hợp quốc (FAO) cho biết sản lượng thóc gạo ở châu Á sẽ tăng 2,5% lên 645 triệu tấn, nhờ mùa màng khả quan tại Trung Quốc, Ấn Độ, Campuchia, Indonesia, Triều Tiên, Philippines và Việt Nam.
FAO từng dự báo giá thóc gạo trên toàn cầu có thể giảm do sản lượng thu hoạch tại các nước sản xuất hàng đầu vượt mức cầu trong năm 2011-2012. Trong lúc nguồn lương thực trữ trong kho của nhiều nước đang tăng lên mức cao nhất trong 11 năm qua.
Nhiều khả năng Ấn Độ có mùa vụ bội thu và với nguồn lương thực hạt dồi dào trong kho, nước này sẽ xuất khẩu khoảng 1 triệu tấn thóc gạo không phải là gạo basmati. Đây có thể là yếu tố giúp làm giảm áp lực tăng giá trên thị trường.
Darren Cooper, nhà kinh tế thuộc Hội đồng (lương thực) hạt quốc tế đặt trụ sở ở London của Vương quốc Anh, dự báo thu hoạch ở Pakistan sẽ cải thiện đáng kể sau trận lũ lụt tai hại năm 2010. Trong khi Việt Nam sẽ xuất khẩu nhiều hơn vào năm 2012.
Còn tại Thái Lan, chính phủ của bà Yingluck Shinawatra dự kiến triển khai kế hoạch bảo lãnh thu mua thóc gạo với giá cao hơn trên thị trường dự kiến từ ngày 7/10 tới, mặc dù nó sẽ tiêu tốn ngân sách tới 190 tỷ baht trong năm đầu tiên thực hiện. Đó là thực hiện lời hứa sẽ mua thóc của nông dân với giá lên tới 15.000 baht/tấn (gần 500 USD), so với mức khoảng 9.000-11.000 baht/tấn hiện nay trên thị trường trong nước.
Kế hoạch trên có lợi cho nông dân Thái nhưng sẽ gây thiệt hại cho các nhà xuất khẩu Thái Lan, vì giá gạo trắng xuất khẩu của nước này có thể vượt mức 750 USD/tấn. Sẽ không có ai mua gạo Thái với giá cao hơn 200 USD/tấn so với gạo của Việt Nam hay của Ấn Độ, nước đang trở lại thị trường gạo thế giới sau ba năm tạm ngừng xuất khẩu.
Theo ông Cooper, trong trường hợp lượng thóc gạo xuất khẩu của Thái Lan sụt giảm thì sẽ được các nguồn cung cấp khác bù đắp. Tin tức nói rằng Bộ Nông nghiệp Mỹ gần đây nhận định kế hoạch mua gạo với giá cao của Thái Lan sẽ khiến khối lượng xuất khẩu gạo của nước này giảm 20% xuống chỉ còn 8 triệu tấn trong năm 2012. Như vậy Thái Lan có thể sẽ để mất vị trí quốc gia xuất khẩu gạo số một thế giới vào tay Việt Nam.
Thái Lan và Việt Nam hiện kiểm soát khoảng một nửa lượng thóc gạo buôn bán trên thế giới, với tổng khối lượng gạo chào bán toàn cầu trong năm 2012 ước vào khoảng 31,85 triệu tấn.
Các quan chức và chuyên viên hai nước mới họp ở Chiang Mai, Thái Lan và đã nhất trí thúc đẩy trao đổi thông tin để ngăn ngừa tình trạng sụt giá, phát triển sản xuất và bảo đảm tăng trưởng bền vững về xuất khẩu thóc gạo./.
Ngọc Tiến/Bangkok (Vietnam+)