Tuần qua, các thị trường hàng hóa, trong đó có thị trường nông sản, phần lớn đi xuống trong bối cảnh nhà đầu tư lo ngại về nguồn cung dồi dào, những chờ đợi và sự "chưa rõ ràng" về chính sách liên quan cuộc bầu cử tổng thống tại Mỹ và việc chuyển giao thế hệ lãnh đạo tại Trung Quốc.
Giá cacao đã chịu sức ép đi xuống trong tuần qua, chịu ảnh hưởng chung cùng với phần lớn các thị trường khác, thậm chí bị đẩy xuống mức thấp nhất trong ba tháng qua, do nhu cầu về socolate yếu đi rõ rệt tại châu Âu và Mỹ - hai thị trường tiêu thụ chủ chốt mặt hàng này, và nhất là do làn sóng bán tháo hàng hóa của các nhà đầu tư.
Nhà phân tích hàng hóa Jack Scoville tại Price Futures Group nhận định, hiện không có thông tin thực sự nào có thể ảnh hưởng mạnh tới giá cacao, song sự lao dốc của các thị trường khác đã ảnh hưởng tới thị trường cacao.
Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần 9/11 trên Sàn giao dịch nông sản London (LIFFE), giá cacao giao tháng 3/2012 giảm xuống còn 1.524 bảng Anh/tấn, thấp hơn mức 1.573 bảng Anh/tấn của cuối tuần trước nữa.
Còn tại Sàn giao dịch nông sản New York (NYBOT-ICE), giá cacao giao tháng 12/2012 cũng giảm xuống 2.340 USD/tấn, so với 2.435 USD/tấn của cuối tuần trước đó.
Thị trường đường thế giới cũng tiếp tục đi xuống trong tuần qua, kéo dài sự mất giá của mặt hàng này sang nhiều tuần, thậm chí đã có những phiên tụt xuống mức thấp nhất kể từ tháng 8/2010 do tâm lý nhà đầu tư hoang mang trước thông tin sản lượng mía tại Brazil có thể tăng cao trong mùa vụ năm nay.
Đóng phiên 9/11 trên sàn LIFFE, giá đường trắng giao tháng 3/2013 trượt xuống còn 505,60 USD/tấn, so với mức 520,60 USD/tấn của phiên cuối tuần trước nữa. Còn tại NYBOT-ICE cùng ngày, giá đường thô giao tháng 3/2013 cũng giảm từ 19,41 xu Mỹ/pound của cuối tuần trước nữa xuống 18,83 xu Mỹ/pound.
Cũng chung số phận đi xuống như các thị trường cacao và đường, thị trường càphê thế giới tuần qua cũng thiết lập các đáy kỷ lục mới trong nhiều tháng trước nguồn cung khá dồi dào. Theo các nhà phân tích, nguồn cung dồi dào cùng việc chưa có nhu cầu mạnh mẽ mới đang tiếp tục là nhân tố đẩy giá nguyên liệu này đi xuống.
Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần 9/11 tại NYBOT-ICE, giá càphê Arabica giao tháng 12 trượt xuống 151,45 xu Mỹ/pound so với 154,10 xu Mỹ/pound của cuối tuần trước nữa. Còn tại LIFFE, giá càphê Robusta giao tháng 1/2013 cũng lùi từ 1.973 USD/tấn xuống 1.971 USD/tấn.
Giá cao su cũng nối dài chuỗi ngày mất giá do nhà đầu tư quan ngại về triển vọng yếu ớt của kinh tế toàn cầu, nhu cầu sụt giảm từ Trung Quốc - nhà tiêu thụ cao su hàng đầu thế giới, cùng những bất ổn chưa được giải quyết của nền kinh tế Mỹ sau cuộc bầu cử tổng thống vừa qua của nước này.
Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần 9/11, giá cao su chuẩn Malaysia SMR20 chốt ở mức 276,00 xu Mỹ/kg, so với 283,55 xu Mỹ/kg của cuối tuần trước nữa./.
Giá cacao đã chịu sức ép đi xuống trong tuần qua, chịu ảnh hưởng chung cùng với phần lớn các thị trường khác, thậm chí bị đẩy xuống mức thấp nhất trong ba tháng qua, do nhu cầu về socolate yếu đi rõ rệt tại châu Âu và Mỹ - hai thị trường tiêu thụ chủ chốt mặt hàng này, và nhất là do làn sóng bán tháo hàng hóa của các nhà đầu tư.
Nhà phân tích hàng hóa Jack Scoville tại Price Futures Group nhận định, hiện không có thông tin thực sự nào có thể ảnh hưởng mạnh tới giá cacao, song sự lao dốc của các thị trường khác đã ảnh hưởng tới thị trường cacao.
Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần 9/11 trên Sàn giao dịch nông sản London (LIFFE), giá cacao giao tháng 3/2012 giảm xuống còn 1.524 bảng Anh/tấn, thấp hơn mức 1.573 bảng Anh/tấn của cuối tuần trước nữa.
Còn tại Sàn giao dịch nông sản New York (NYBOT-ICE), giá cacao giao tháng 12/2012 cũng giảm xuống 2.340 USD/tấn, so với 2.435 USD/tấn của cuối tuần trước đó.
Thị trường đường thế giới cũng tiếp tục đi xuống trong tuần qua, kéo dài sự mất giá của mặt hàng này sang nhiều tuần, thậm chí đã có những phiên tụt xuống mức thấp nhất kể từ tháng 8/2010 do tâm lý nhà đầu tư hoang mang trước thông tin sản lượng mía tại Brazil có thể tăng cao trong mùa vụ năm nay.
Đóng phiên 9/11 trên sàn LIFFE, giá đường trắng giao tháng 3/2013 trượt xuống còn 505,60 USD/tấn, so với mức 520,60 USD/tấn của phiên cuối tuần trước nữa. Còn tại NYBOT-ICE cùng ngày, giá đường thô giao tháng 3/2013 cũng giảm từ 19,41 xu Mỹ/pound của cuối tuần trước nữa xuống 18,83 xu Mỹ/pound.
Cũng chung số phận đi xuống như các thị trường cacao và đường, thị trường càphê thế giới tuần qua cũng thiết lập các đáy kỷ lục mới trong nhiều tháng trước nguồn cung khá dồi dào. Theo các nhà phân tích, nguồn cung dồi dào cùng việc chưa có nhu cầu mạnh mẽ mới đang tiếp tục là nhân tố đẩy giá nguyên liệu này đi xuống.
Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần 9/11 tại NYBOT-ICE, giá càphê Arabica giao tháng 12 trượt xuống 151,45 xu Mỹ/pound so với 154,10 xu Mỹ/pound của cuối tuần trước nữa. Còn tại LIFFE, giá càphê Robusta giao tháng 1/2013 cũng lùi từ 1.973 USD/tấn xuống 1.971 USD/tấn.
Giá cao su cũng nối dài chuỗi ngày mất giá do nhà đầu tư quan ngại về triển vọng yếu ớt của kinh tế toàn cầu, nhu cầu sụt giảm từ Trung Quốc - nhà tiêu thụ cao su hàng đầu thế giới, cùng những bất ổn chưa được giải quyết của nền kinh tế Mỹ sau cuộc bầu cử tổng thống vừa qua của nước này.
Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần 9/11, giá cao su chuẩn Malaysia SMR20 chốt ở mức 276,00 xu Mỹ/kg, so với 283,55 xu Mỹ/kg của cuối tuần trước nữa./.
Lê Chi (TTXVN)